Lễ Khai ấn Đền Trần là gì? Lễ hội Khai ấn Đền Trần tổ chức vào ngày nào? Lễ hội Khai ấn Đền Trần có phải lễ lớn?
Lễ Khai ấn Đền Trần là gì? Lễ hội Khai ấn Đền Trần tổ chức vào ngày nào? Ý nghĩa của Lễ hội Khai ấn Đền Trần?
Lễ Khai ấn Đền Trần được tổ chức hàng năm tại Đền Trần, phường Lộc Vượng (thành phố Nam Định) là tục lệ cổ tại Tiên Miếu nhà Trần (Phủ Thiên Trường xưa) để tưởng nhớ công đức của các vua Trần.
Thời gian tổ chức Lễ hội Đền Trần Nam Định 2025 là từ ngày 8 đến 13/2 (tức từ ngày 11 đến 16 tháng Giêng).
Các hoạt động chính của Lễ hội Đền Trần Nam Định 2025:
- Ngày 11 tháng Giêng (8/2) tổ chức Lễ rước kiệu Ngọc Lộ;
- Ngày 12 tháng Giêng (9/2) tổ chức Lễ rước Nước, tế Cá.
- Ngày 14 tháng Giêng (11/2) dâng hương tại Đền Thiên Trường.
Trong thời gian diễn ra Lễ khai Ấn (đêm 14 tháng Giêng), Ban tổ chức lễ hội sẽ đóng cửa Đền Thiên Trường thực hiện nghi lễ truyền thống tôn nghiêm.
Từ 22h15 đến 22h40 thực hiện nghi lễ dâng hương; từ 22h40 đến 23h10 tổ chức nghi lễ rước Kiệu Ấn.
- Ngày 15 tháng Giêng (12/2), từ 2h sáng thực hiện lễ hồi Kiệu Ấn; từ 5h sáng tổ chức phát tờ ấn cho nhân dân và du khách tại 3 địa điểm: Nhà Giải vũ, Nhà Trưng bày và Đền Trùng Hoa.
- Ngày 16 tháng Giêng (13/2) thực hiện các nghi thức tế, lễ tiết Thượng nguyên, tế tiên tổ Triều Trần, dâng Chúc văn hoàn cung.
Lễ hội Đền Trần Nam Định mang ý nghĩa nhân văn to lớn là cầu cho quốc thái dân an, thiên hạ thái bình, thịnh trị, mọi nhà chung hưởng lộc ấn Đền Trần - “Tích Phúc Vô Cương”, mọi người bước vào năm mới mạnh khoẻ, lao động hăng say, học tập, công tác tốt.
* Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Lễ Khai ấn Đền Trần là gì? Lễ hội Khai ấn Đền Trần tổ chức vào ngày nào? Ý nghĩa của Lễ hội Khai ấn Đền Trần? (Hình từ Internet)
Lễ hội Khai ấn Đền Trần có phải là ngày lễ lớn không?
Lễ hội Khai ấn Đền Trần có phải là ngày lễ lớn không, căn cứ Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về các ngày lễ lớn trong nước như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Theo đó, có 08 ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
(1) Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
(2) Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
(3) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
(4) Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
(5) Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
(6) Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
(7) Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945).
(8) Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Như vậy, theo quy định trên thì Lễ hội Khai ấn Đền Trần không thuộc các ngày lễ lớn trong nước.
Việc tổ chức lễ hội phải tuân thủ những nguyên tắc nào?
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 110/2018/NĐ-CP thì việc tổ chức lễ hội cần phải tuân thủ một số nguyên tắc sau đây:
(1) Việc tổ chức lễ hội nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tôn vinh công lao các bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, những người có nhiều đóng góp trong quá trình hình thành, phát triển đất nước; tuyên truyền giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích, truyền thống tốt đẹp của lễ hội.
(2) Lễ hội phải được tổ chức trang trọng, thiết thực, hiệu quả; phù hợp với quy mô, nội dung của lễ hội; tổ chức lễ hội truyền thống theo đúng bản chất, ý nghĩa lịch sử văn hóa; giảm tần suất, thời gian tổ chức lễ hội văn hóa.
(3) Nghi lễ của lễ hội phải trang nghiêm, bảo đảm truyền thống; không thực hiện nghi lễ có tính bạo lực, phản cảm, trái với truyền thống yêu hòa bình, nhân đạo của dân tộc Việt Nam.
(4) Giáo dục, định hướng con người hình thành các hành vi, thái độ, nhận thức cao đẹp; loại bỏ xu hướng chạy theo lợi ích vật chất, lòng tham và các lợi ích cá nhân.
(5) Phải thực hiện các biện pháp bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường.
(6) Không lợi dụng việc tổ chức lễ hội nhằm mục đích trục lợi cá nhân, phục vụ lợi ích nhóm; không ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp kinh phí tổ chức lễ hội.
(7) Hạn chế sử dụng ngân sách nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn lực trong việc tổ chức lễ hội; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Lưu ý: Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định trong hoạt động lễ hội có thể bị xử phạt tùy theo tính chất, mức độ vi phạm. Cụ thể:
(1) Tổ chức có hành vi vi phạm quy định của Nghị định 110/2018/NĐ-CP và các quy định của pháp luật khác có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
(2) Cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Nghị định 110/2018/NĐ-CP và các quy định của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
(theo quy định tại Điều 21 Nghị định 110/2018/NĐ-CP)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhiệm vụ quyền hạn Tòa án nhân dân khi thực hiện quyền tư pháp? Thực hiện quyền tư pháp kịp thời, công bằng, công khai, vô tư, khách quan thế nào?
- Khi nào được phục hồi điểm giấy phép lái xe? Giấy phép lái xe sau khi đổi, cấp lại, nâng hạng có được giữ nguyên số điểm?
- Thông tư 06/2025/TT-BTC sửa đổi thông tư quy định về phí, lệ phí do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành như thế nào?
- Lời chúc Valentine 14 2 cho crush chân thành, cảm động? Tặng nhà cho crush dịp Valentine 14 2 đòi lại được không?
- Nhận xét của chi ủy chi bộ nơi sinh hoạt đối với đảng viên Mẫu số 3 theo Hướng dẫn 04? Tải về Mẫu Nhận xét của chi ủy chi bộ nơi sinh hoạt?