Lễ kỷ niệm 100 năm ngày hoằng khai Đại đạo Tam kỳ Phổ độ (Đạo Cao đài) là lễ gì? Tổ chức ở đâu?
Lễ kỷ niệm 100 năm ngày hoằng khai Đại đạo Tam kỳ Phổ độ (Đạo Cao đài) là lễ gì? Tổ chức ở đâu?
"Hoằng khai" là một thuật ngữ có nghĩa là khai sáng, phát triển, truyền bá một tôn giáo, một đạo lý mang tính cách mạng về mặt tinh thần, nhằm mở rộng ảnh hưởng của nó đến cộng đồng.
Trong bối cảnh Đạo Cao Đài, "hoằng khai" thường được dùng để chỉ sự khai sáng và phổ độ của Đạo Cao Đài, tức là sự kiện Đức Chí Tôn (Thượng Đế) xuất hiện và truyền dạy giáo lý của Đạo Cao Đài cho con người, từ đó bắt đầu quá trình lan truyền đạo lý đến mọi người, mở rộng sự hiểu biết về thế giới tinh thần và cuộc sống đạo đức.
Theo đó, ngày hoằng khai Đại đạo Tam kỳ Phổ độ là ngày khai đạo của Đạo Cao đài. Như vậy, ngày 15/11/2024 (nhằm 15/10 năm Giáp Thìn) là kỷ niệm 100 năm ngày hoằng khai Đại đạo Tam kỳ Phổ độ (15/10/1926 - 15/10/2024 Âm lịch).
Trên thực tế, từ tối ngày 14/11/2024, Hội thánh Cao Đài Tòa thánh Tây Ninh đã tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm ngày hoằng khai Đại đạo Tam kỳ Phổ độ thu hút đông đảo người dân tham dự.
Xem Chương trình Lễ Kỷ Niệm 100 năm Ngày Hoằng Khai Đại Đạo và Lễ Hạ Ngươn năm Giáp Thìn 2024 tại đây: Tải về
Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Đạo Cao đài tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm ngày hoằng khai Đại đạo Tam kỳ Phổ độ? Được tổ chức ở đâu? (Hình từ Internet)
Các hệ phái Cao Đài được Nhà cước cho phép hoạt động có mấy cấp? Đại diện Hội thánh là ai?
Căn cứ tại mục I Thông tư 02/1999/TT-TGCP quản lý nhà nước đối với một số hoạt động về tổ chức của Đạo Cao đài như sau:
VỀ NHÂN SƯ LÃNH ĐẠO GIÁO HỘI :
1- Các hệ phái Cao đài được Nhà nước cho phép hoạt động đều xây dựng cơ cấu Giáo hội hai cấp : Hội thánh và Họ đạo. ở các tỉnh, thành phố có nhiều Họ đạo, các Giáo hội Cao đài được cử Đại diện Hội thánh (hoặc Ban đại diện Hội thánh).
2- Nhân sự lãnh đạo Giáo hội các phái Cao đài (Thượng hội và Ban Thường trực Hội thánh, có phái gọi ]à Hội đồng Lưỡng đài hoặc Hội đồng Chưởng quản) được Hội nhân sanh hoặc Hội Vạn linh suy củ, do Trưởng Ban Tôn giáo của Chính phủ chấp thuận.
3- Đại diện Hội thánh (hoặc Ban Đại diện Hội thánh) tại tỉnh , thành phố được Ban Thường trực Hội thánh hoặc Hội đồng Chưởng quản, Hội đồng Lưỡng đài Hội thánh bổ nhiệm do Chủ tích ủy ban Nhân dân cấp tỉnh chấp thuận.
4- Ban cai quản Họ đạo được Hội nhân sanh Họ đạo bầu chọn do Trưởng ban Tôn giáo chính quyền cấp tỉnh chấp thuận.
5- Chức sắc đầu Họ đạo (Giáo hữu hoặc Lễ sanh) do Chủ tịch ủy ban Nhân dân cấp tỉnh chấp thuận.
Như vậy, các hệ phái Cao đài được Nhà nước cho phép hoạt động đều xây dựng cơ cấu Giáo hội hai cấp : Hội thánh và Họ đạo. ở các tỉnh, thành phố có nhiều Họ đạo, các Giáo hội Cao đài được cử Đại diện Hội thánh (hoặc Ban đại diện Hội thánh).
Đồng thời, Đại diện Hội thánh sẽ được Ban Thường trực Hội thánh hoặc Hội đồng Chưởng quản, Hội đồng Lưỡng đài Hội thánh bổ nhiệm do Chủ tích ủy ban Nhân dân cấp tỉnh chấp thuận.
Việc sinh hoạt của tổ chức Giáo hội Cao đài được quy định thế nào?
Căn cứ tại IV Thông tư 02/1999/TT-TGCP quy định về việc sinh hoạt của tổ chức Giáo hội như sau:
VIỆC SINH HOẠT CỦA TỔ CHỨC GIÁO HỘI :
1- Các Giáo hội Cao đài được Nhà nước cho phép hoạt động được duy trì các hoạt động về tổ chức Giáo hội theo Hiến chương (Đạo quy) đã được Nhà nước chấp thuận, như : Hội Nhân sanh, Hội thánh, Thượng hội, Hội Vạn linh.
2- Hội Vạn linh do Thủ tướng Chính phủ cho phép.
3- Các sinh hoạt như Hội nhân sanh, Hội thánh theo định kỳ ,3 năm hoặc 5 năm một lần có quy mô như Đại hội do Trưởng Ban Tôn giáo của Chính phủ cho phép.
4- Các sinh hoạt như: Hội Nhân sanh, Hội thánh, Thượng Hội hàng năm (thường mên) và các Hội nghị Ban Thường trực Hội thánh do Chủ tịch ủy ban Nhân dân cấp tỉnh nơi có cơ quan Toà thánh, cho phép.
5- Hội nhân sanh ở các Họ đạo tổ chức theo định kỳ 3 năm hoặc ,5 năm một lần để bầu Ban cai quản thánh thất, cử đại biểu đi dự Hội nhân sanh toàn phái do Chủ tịch ủy ban Nhân dân cấp tỉnh cho phép.
6- Đối với các phái Cao đài trước đây khi tổ chức đại Hội đại biểu tín đồ, chức sắc xây dựng Giáo hội mới đã được phân cấp Cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quản lý thì nay các vấn đề về : nhân sự lãnh đạo giáo hội, cộng cử chức sắc, sinh hoạt của tổ chức giáo hội cũng do Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét quyết định.
Như vậy, các sinh hoạt như Hội nhân sanh, Hội thánh theo định kỳ ,3 năm hoặc 5 năm một lần có quy mô như Đại hội do Trưởng Ban Tôn giáo của Chính phủ cho phép.
Bên cạnh đó, các sinh hoạt như: Hội Nhân sanh, Hội thánh, Thượng Hội hàng năm (thường mên) và các Hội nghị Ban Thường trực Hội thánh sẽ do Chủ tịch ủy ban Nhân dân cấp tỉnh nơi có cơ quan Toà thánh, cho phép.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Toàn bộ chế độ chính sách với cán bộ công chức viên chức khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 tại Nghị định 178 năm 2024?
- Việc thực hiện chế độ chính sách đối với người làm việc tại hội có nằm trong khoản chi của hội không?
- Hướng dẫn tra cứu mã chương, tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025? Mã chương, tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025 thế nào?
- Phương pháp xác định mức sử dụng năng lượng trong các cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa từ ngày 1/4/2025 ra sao?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh Bảng A thế nào?