Lệ phí ra, vào cảng, bến thủy nội địa hiện nay là bao nhiêu? Có được thu lệ phí này đối với các phương tiện vào tránh bão hay không?
Lệ phí ra, vào cảng, bến thủy nội địa hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 248/2016/TT-BTC quy đinh về mức lệ phí ra, vào cảng, bến thủy nội địa như sau:
- Phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần từ 10 tấn đến 50 tấn: 5.000 đồng/chuyến
- Phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần trên 50 tấn đến 200 tấn hoặc chở khách có sức chở từ 13 ghế đến 50 ghế: 10.000 đồng/chuyến
- Phương tiện chở hàng, đoàn lai có trọng tải toàn phần trên 200 tấn đến 500 tấn hoặc chở khách có sức chở từ 51 ghế đến 100 ghế: 20.000 đồng/chuyến
- Phương tiện chở hàng, đoàn lai có trọng tải toàn phần trên 500 tấn đến 1.000 tấn hoặc chở khách từ 101 ghế trở lên: 30.000 đồng/chuyến
- Phương tiện chở hàng, đoàn lai có trọng tải toàn phần trên 1.000 tấn đến 1.500 tấn: 40.000 đồng/chuyến
- Phương tiện chở hàng, đoàn lai có trọng tải toàn phần trên 1.500 tấn: 50.000 đồng/chuyến.
Trường hợp trong cùng một chuyến đi, phương tiện vào, ra nhiều cảng bến thủy nội địa thuộc cùng một đại diện Cảng vụ quản lý chỉ phải chịu một lần lệ phí này.
Lưu ý: Theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 59/2022/TT-BTC có hiệu lực kể từ ngày 01/10/2022 đến hết ngày 31/12/2022 thì mức thu lệ phí ra, vào cảng, bến thủy nội địa chỉ còn 50% so với mức thu lệ phí nêu trên.
Lệ phí ra, vào cảng, bến thủy nội địa hiện nay là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Có được thu lệ phí ra, vào cảng, bến thủy nội địa đối với các phương tiện vào tránh bão hay không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 248/2016/TT-BTC quy định về đối tượng phải nộp lệ phí ra, vào cảng, bến thủy nội địa là:
Đối tượng áp dụng
1. Đối tượng chịu phí, lệ phí là các phương tiện thủy nội địa, thủy phi cơ, phương tiện thủy nước ngoài, tàu biển (sau đây gọi là phương tiện) ra, vào hoạt động tại các cảng, bến thủy nội địa đã được cơ quan nhà nước công bố cấp phép hoạt động, trừ trường hợp quy định tại Điều 3 của Thông tư này.
...
Dẫn chiếu tới Điều 3 Thông tư 248/2016/TT-BTC quy định:
Các trường hợp miễn phí, lệ phí
Miễn phí, lệ phí áp dụng tại cảng, bến thủy nội địa đối với các trường hợp sau:
1. Phương tiện thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Công an sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh (trừ các phương tiện sử dụng vào hoạt động kinh tế); phương tiện của cơ quan hải quan đang làm nhiệm vụ; phương tiện của cơ quan thanh tra giao thông, cảng vụ đường thủy nội địa.
2. Phương tiện tránh bão, cấp cứu.
3. Phương tiện vận chuyển hàng hóa có trọng tải toàn phần dưới 10 tấn hoặc chở khách dưới 13 ghế.
4. Phương tiện vận chuyển phòng chống lụt bão.
Theo đó các phương tiện tránh bão sẽ được miễn lệ phí ra, vào cảng, bến thủy nội địa (tức không được thu lệ phí với các đối tượng này).
Kê khai nộp lệ phí ra, vào cảng, bến thủy nội địa thế nào?
Việc kê khai nộp lệ phí ra, vào cảng, bến thủy nội địa thực hiện theo Điều 5 Thông tư 248/2016/TT-BTC như sau:
Kê khai, nộp phí, lệ phí
1. Định kỳ 02 tuần một lần, chậm nhất là ngày thứ hai của tuần thứ 3, tổ chức thu phí phải nộp số tiền phí thu được trong kỳ vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc Nhà nước.
2. Tổ chức thu phí, lệ phí thực hiện kê khai, nộp phí, lệ phí theo tháng, quyết toán năm theo quy định tại khoản 3 Điều 19 và khoản 2 Điều 26 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ.
3. Tổ chức thu phí, lệ phí nộp 100% số tiền lệ phí thu được và số tiền phí thu được theo tỷ lệ quy định tại Điều 6 Thông tư này vào ngân sách nhà nước theo chương, mục, tiểu mục của Mục lục ngân sách nhà nước. Đối với luồng đường thủy do trung ương quản lý, phí, lệ phí thu được nộp ngân sách trung ương; luồng đường thủy do địa phương quản lý, phí, lệ phí thu được nộp ngân sách địa phương.
4. Phí, lệ phí áp dụng tại cảng, bến đường thủy nội địa thu bằng đồng Việt Nam. Trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài nộp phí, lệ phí bằng ngoại tệ thì thu bằng đô la Mỹ (USD) theo tỷ giá ngoại tệ mua vào theo hình thức chuyển khoản của Hội sở chính Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam tại thời điểm nộp phí, lệ phí hoặc cuối ngày làm việc liền trước ngày lễ, ngày nghỉ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?