Lễ Vu Lan báo hiếu là ngày mấy âm lịch? Con cái có nghĩa vụ gì đối với cha mẹ trong ngày Lễ Vu Lan báo hiếu?
Lễ Vu Lan báo hiếu là ngày mấy âm lịch? Con cái có nghĩa vụ gì đối với cha mẹ trong ngày Lễ Vu Lan báo hiếu?
Vào ngày rằm tháng 7 âm lịch hằng năm (15/7 âm lịch), Lễ Vu lan được diễn ra khắp mọi miền đất nước. Đây được coi là ngày lễ lớn của Phật giáo, xuất phát từ sự tích Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ.
Vào ngày này, những người con thường sẽ dành cả tấm lòng thành của mình để báo hiếu công ơn dưỡng dục của cha mẹ. Ngoài ra, những người con cũng sẽ phóng sinh, làm phước, tụng kinh niệm Phật, ăn chay để cha mẹ được hưởng công đức hoặc tặng cho cha mẹ những món quà ý nghĩa.
Lễ Vu Lan năm nay theo lịch vạn niên rơi vào Chủ nhật trong tuần nhằm ngày 18/8/2024 dương lịch (15/7/2024 âm lịch).
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Căn cứ theo quy định tại Điều 70 và Điều 71 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì con cái có một số nghĩa vụ như sau:
- Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.
- Khi sống cùng với cha mẹ, con có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình; đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình.
- Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.
Như vậy, không chỉ vào ngày Lễ Vu Lan báo hiếu mà cả thường nhật, con cái đều có nghĩa vụ phải yêu thương, hiếu thảo, chăm sóc cha mẹ và phụng dưỡng cha mẹ.
Lễ Vu Lan báo hiếu là ngày mấy âm lịch? Con cái có nghĩa vụ gì đối với cha mẹ trong ngày Lễ Vu Lan báo hiếu? (Hình từ Internet)
Lễ Vu Lan báo hiếu người lao động có được nghỉ hưởng nguyên lương hay không?
Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo đó, người lao động chỉ được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
- Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
- Tết Âm lịch: 05 ngày;
- Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
- Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
- Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
Như vậy, theo quy định trên thì Lễ Vu Lan báo hiếu không thuộc trường hợp người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương.
Lưu ý: Vào ngày Lễ Vu Lan, người lao động muốn nghỉ thì có thể làm đơn nghỉ trừ vào phép năm hoặc xin nghỉ không lương theo quy định của Bộ luật Lao động 2019.
Con cái bắt cha mẹ nhịn ăn, mặc đồ rách thì có bị phạt hành chính không? Nếu có thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ Điều 53 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Hành vi hành hạ, ngược đãi thành viên gia đình
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Đối xử tồi tệ với thành viên gia đình như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân;
b) Bỏ mặc không chăm sóc thành viên gia đình là người cao tuổi, yếu, khuyết tật, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
Đồng thời, căn cứ khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định:
Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Như vậy, theo quy định trên, con cái có hành vi bắt cha mẹ nhịn ăn, mặc đồ rách thì có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng và buộc phải xin lỗi công khai nếu cha mẹ có yêu cầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?
- Thị trường liên quan được xác định trên cơ sở nào? Nguyên tắc xác định thị phần của doanh nghiệp trên thị trường liên quan?
- Quyết định 08/2024 về Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước thế nào? Toàn văn Quyết định 08/2024/QĐ-KTNN?
- Sĩ quan sử dụng máy tính quân sự để kết nối vào mạng Internet làm lộ lọt thông tin thì xử lý như thế nào?
- Chế độ báo cáo của đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking từ 1 1 2025 theo Thông tư 50 2024?