Leak tin nhắn là gì? Người tiết lộ tin nhắn thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình bị phạt bao nhiêu tiền?
- Leak tin nhắn là gì? Pháp luật quy định thế nào về quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân?
- Người tiết lộ tin nhắn thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình bị phạt bao nhiêu tiền?
- Thời hiệu xử phạt người tiết lộ tin nhắn thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự bao lâu?
Leak tin nhắn là gì? Pháp luật quy định thế nào về quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân?
Trong tiếng Anh, Leak là một từ có nhiều nghĩa, vừa có thể là danh từ, lại vừa có thể là động từ. Theo từ điển Cambridge, ở dạng danh từ, Leak mang nghĩa là sự rò rỉ, khe hở, sự lộ ra. Còn nếu mang nghĩa động từ thì Leak có nghĩa là tiết lộ.
Tuy nhiên, dù là danh từ hay động từ thì trong đời sống thường ngày, Leak chủ yếu được sử dụng với nghĩa là rò rỉ thông tin, tức là thông tin bị tiết lộ ra bên ngoài hoặc bị một người thứ ba nào đó biết được khi chưa có được sự đồng ý, cho phép của chủ sở hữu.
Leak tin nhắn được hiểu là khi cuộc trò chuyện riêng tư qua tin nhắn bị ai đó tự ý phát tán tin nhắn hay bị xâm nhập và tiết lộ tin nhắn ra bên ngoài khi chưa có được sự đồng ý, cho phép của chủ sở hữu.
Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân được quy định tại Điều 38 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
- Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
- Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác.
- Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.
Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định.
- Các bên trong hợp đồng không được tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của nhau mà mình đã biết được trong quá trình xác lập, thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Đồng thời, theo Điều 21 Hiến pháp 2013 cũng có quy định như sau:
- Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.
Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn.
- Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác.
Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.
Leak tin nhắn là gì? Người tiết lộ tin nhắn thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Người tiết lộ tin nhắn thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình bị phạt bao nhiêu tiền?
Người tiết lộ tin nhắn thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình có thể bị phạt theo quy định tại điểm a khoản 2, khoản 3 Điều 54 Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau:
Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
b) Sử dụng các phương tiện thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình;
c) Phổ biến, phát tán tờ rơi, bài viết, hình ảnh nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nạn nhân.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này;
b) Buộc thu hồi tư liệu, tài liệu, tờ rơi, bài viết, hình ảnh đối với hành vi quy định tại các điểm a và c khoản 2 Điều này.
Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định thì mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, người tiết lộ tài liệu là tin nhắn thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Đồng thời, buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu và buộc thu hồi tin nhắn đối với hành vi vi phạm trên.
Thời hiệu xử phạt người tiết lộ tin nhắn thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự bao lâu?
Thời hiệu xử phạt người tiết lộ tin nhắn thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự được quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình là 01 năm.
...
Như vậy, thời hiệu xử phạt người tiết lộ tin nhắn thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự là 01 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 09 Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân, tập thể theo Nghị định 98? Cách ghi Báo cáo thành tích cá nhân, tập thể?
- Viên chức tư vấn học sinh hạng 3 phải tốt nghiệp trình độ gì? Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ đối với viên chức tư vấn học sinh hạng 3?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng có phải là nền tảng để triển khai các hoạt động chuyển đổi số không?
- Intersex là gì? 03 giai đoạn lứa tuổi vị thành niên? Nguy cơ có thể gặp khi mang thai ở tuổi vị thành niên theo Bộ Y tế?
- Phòng thủ dân sự cấp độ 1 có được áp dụng biện pháp sơ tán người tài sản ra khỏi khu vực nguy hiểm không?