Lệnh thanh toán đã khởi tạo tại đơn vị khởi tạo lệnh và đã được chuyển đi tại đơn vị thành viên có được hủy không?
- Sai sót trong hệ thống thanh toán liên ngân hàng được điều chỉnh dựa trên nguyên tắc nào?
- Lệnh thanh toán đã khởi tạo tại đơn vị khởi tạo lệnh và đã được chuyển đi tại đơn vị thành viên có được hủy không?
- Chứng từ hủy và hoàn trả Lệnh thanh toán được quy định như thế nào?
- Việc hủy và hoàn trả Lệnh thanh toán theo yêu cầu của khách hàng được quy định như thế nào?
Sai sót trong hệ thống thanh toán liên ngân hàng được điều chỉnh dựa trên nguyên tắc nào?
Các nguyên tắc điều chỉnh sai sót trong hệ thống thanh toán liên ngân hàng được quy định tại Điều 29 Thông tư 37/2016/TT-NHNN
(1) Bảo đảm sự nhất quán số liệu giữa đơn vị khởi tạo lệnh, đơn vị nhận lệnh và Trung tâm Xử lý Quốc gia. Sai sót phát sinh ở đâu phải được chỉnh sửa ở đó cho đến hết quy trình thanh toán. Nghiêm cấm việc sửa chữa số liệu, điều chỉnh sai sót một cách tùy tiện trong hệ thống thanh toán liên ngân hàng.
(2) Khi phát hiện sai sót phải có biện pháp điều chỉnh ngay, không gây chậm trễ tới công tác thanh toán. Việc điều chỉnh sai sót phải theo đúng các nguyên tắc, phương pháp điều chỉnh sai lầm của kế toán.
(3) Đơn vị, cá nhân nào gây ra sai sót hoặc vi phạm các nguyên tắc, phương pháp điều chỉnh sai sót phải chịu trách nhiệm vật chất về những lỗi do mình gây ra cho các bên liên quan.
Theo đó, trường hợp xảy ra sai sót trong hệ thống thanh toán liên ngân hàng, việc xử lý, điều chỉnh được thực hiện dựa trên nguyên tắc cụ thể nêu trên.
Lệnh thanh toán đã khởi tạo tại đơn vị khởi tạo lệnh và đã được chuyển đi tại đơn vị thành viên có được hủy không?
Lệnh thanh toán khởi tạo tại đơn vị khởi tạo lệnh
Nguyên tắc hủy lệnh thanh toán tại đơn vị thành viên được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 30 Thông tư 37/2016/TT-NHNN cụ thể như sau:
"Điều 30. Hủy và hoàn trả Lệnh thanh toán tại các thành viên và đơn vị thành viên
1. Nguyên tắc
a) Lệnh thanh toán chỉ được hủy trong các trường hợp sau:
- Đã khởi tạo tại đơn vị khởi tạo lệnh nhưng chưa chuyển đi, thực hiện thao tác thoái Lệnh thanh toán;
- Đã chuyển đến Trung tâm xử lý quốc gia và đang trong hàng đợi quyết toán đối với Lệnh thanh toán giá trị cao, Lệnh thanh toán bằng ngoại tệ; đang trong hàng đợi xử lý đối với Lệnh thanh toán giá trị thấp, thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 33 Thông tư này"
Theo đó, trường hợp Lệnh thanh toán đã khởi tạo tại đơn vị khởi tạo lệnh và đã được chuyển đi tại đơn vị thành viên không thỏa mãn nguyên tắc được hủy Lệnh thanh toán theo quy định của pháp luật hiện hành.
Chứng từ hủy và hoàn trả Lệnh thanh toán được quy định như thế nào?
Chứng từ hủy và hoàn trả Lệnh thanh toán được quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 30 Thông tư 37/2016/TT-NHNN như sau:
(1) Chứng từ hủy Lệnh thanh toán bao gồm:
- Lệnh hủy Lệnh thanh toán Nợ: có giá trị như một Lệnh thanh toán Có, do đơn vị khởi tạo lệnh lập và gửi đơn vị nhận lệnh để hủy Lệnh thanh toán Nợ bị sai sót (hoàn trả toàn bộ số tiền);
- Lệnh hủy Lệnh thanh toán Có: do đơn vị khởi tạo lệnh lập để hủy Lệnh thanh toán Có đã chuyển đi nhưng còn trong hàng đợi;
(2) Chứng từ hoàn trả Lệnh thanh toán bao gồm:
- Yêu cầu hoàn trả Lệnh thanh toán: đơn vị khởi tạo lệnh lập và gửi cho đơn vị nhận lệnh đề nghị hoàn trả Lệnh thanh toán Có bị sai sót và ghi rõ lý do là lỗi của đơn vị khởi tạo lệnh hay do yêu cầu khách hàng; là căn cứ để đơn vị nhận lệnh lập Lệnh thanh toán Có đi trả tiền cho đơn vị khởi tạo lệnh trên cơ sở đã thu hồi lại được tiền;
- Thông báo chấp nhận yêu cầu hoàn trả Lệnh thanh toán: đơn vị nhận lệnh lập để chấp nhận Yêu cầu hoàn trả Lệnh thanh toán Có trên cơ sở đã thu hồi lại được tiền;
- Thông báo từ chối yêu cầu hoàn trả Lệnh thanh toán: đơn vị nhận lệnh lập để từ chối Yêu cầu hoàn trả Lệnh thanh toán Có do không thu hồi được tiền từ khách hàng.
Các đơn vị thành viên khi xử lý hủy và hoàn trả Lệnh thanh toán phải thực hiện khẩn trương như đối với việc xử lý các Lệnh thanh toán giá trị cao.
Việc hủy và hoàn trả Lệnh thanh toán theo yêu cầu của khách hàng được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 33 Thông tư 37/2016/TT-NHNN, việc hủy và hoàn trả Lệnh thanh toán theo yêu cầu của khách hàng được quy định như sau:
(1) Xử lý tại đơn vị khởi tạo lệnh;
Khi tiếp nhận yêu cầu hủy Lệnh thanh toán Có hoặc yêu cầu hủy Lệnh thanh toán Nợ của khách hàng, đơn vị khởi tạo lệnh phải kiểm tra tính hợp lệ của các chứng từ này, đối chiếu với Lệnh thanh toán bị hủy. Nếu không hợp lệ thì trả lại cho khách hàng và thông báo đầy đủ lý do, nếu hợp lệ thì xử lý như sau:
a) Đối với Lệnh thanh toán chưa được thực hiện hoặc chưa gửi đi: xử lý hủy Lệnh thanh toán theo quy định tại Điều 30 Thông tư này, đơn vị khởi tạo lệnh gửi cho khách hàng thông báo chấp nhận hủy Lệnh thanh toán và không thực hiện Lệnh thanh toán đó;
b) Đối với Lệnh thanh toán giá trị cao, Lệnh thanh toán bằng ngoại tệ, Lệnh thanh toán Nợ đã được thực hiện và gửi đi nhưng đang trong hàng đợi quyết toán (do tài khoản thanh toán loại tiền tương ứng chưa đủ tiền) hoặc Lệnh thanh toán giá trị thấp đã được thực hiện và gửi đi nhưng đang trong hàng đợi xử lý tại Trung tâm Xử lý Quốc gia, xử lý hủy Lệnh thanh toán như sau:
- Đối với yêu cầu hủy Lệnh thanh toán Có:
+ Căn cứ vào yêu cầu hủy hợp lệ của khách hàng, người lập lệnh bổ sung các yếu tố cần thiết và lập Lệnh hủy theo quy định (Mẫu số TTLNH-05), ký chữ ký điện tử của mình lên Lệnh hủy;
+ Người duyệt lệnh phải kiểm soát lại các yếu tố của Lệnh hủy vừa lập với yêu cầu hủy của khách hàng để bảo đảm sự chính xác và khớp đúng. Nếu đúng, người duyệt lệnh ký chữ ký điện tử của mình lên Lệnh hủy và gửi đi.
Trung tâm Xử lý Quốc gia gửi đơn vị khởi tạo lệnh thông báo kết quả thực hiện yêu cầu hủy. Đơn vị khởi tạo lệnh kiểm tra thông tin trên thông báo, nếu kết quả hủy thành công thực hiện hạch toán theo quy định của pháp luật hiện hành. Nếu kết quả hủy không thành công (do Lệnh thanh toán không còn trong hàng đợi nữa), đơn vị khởi tạo lệnh thực hiện xử lý theo thủ tục yêu cầu hoàn trả như hướng dẫn tại điểm c khoản 1 Điều này;
- Đối với Lệnh hủy Lệnh thanh toán Nợ: thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 30 Thông tư này;
c) Nếu Lệnh thanh toán đã được xử lý và gửi đi, Trung tâm Xử lý Quốc gia đã hạch toán, đơn vị khởi tạo lệnh lập Yêu cầu hoàn trả Lệnh thanh toán và thực hiện:
- Đối với Yêu cầu hoàn trả Lệnh thanh toán Có:
+ Căn cứ vào yêu cầu hủy hợp lệ của khách hàng, người lập lệnh bổ sung các yếu tố cần thiết của Yêu cầu hoàn trả theo quy định (Mẫu số TTLNH-06) và ký chữ ký điện tử của mình lên Yêu cầu hoàn trả. Nội dung lý do trong tin điện Yêu cầu hoàn trả Lệnh thanh toán Có phải ghi rõ sai sót là do khách hàng;
+ Người duyệt lệnh phải kiểm soát lại các yếu tố của Yêu cầu hoàn trả vừa lập với yêu cầu hủy của khách hàng để bảo đảm sự chính xác và khớp đúng. Nếu đúng, người duyệt lệnh ký chữ ký điện tử của mình lên Yêu cầu hoàn trả và gửi đơn vị nhận lệnh;
+ Khi nhận đủ số tiền (của Lệnh thanh toán Có bị hủy) do đơn vị nhận lệnh hoàn trả, đơn vị khởi tạo lệnh thực hiện các thủ tục hoàn trả tiền cho khách hàng;
- Đối với Lệnh hủy Lệnh thanh toán Nợ:
Căn cứ Lệnh hủy thành công, đơn vị khởi tạo lệnh thực hiện thủ tục trích tài khoản của khách hàng số tiền đã ghi Có trước đây để chuyển cho đơn vị nhận lệnh.
(2) Xử lý tại đơn vị nhận lệnh:
Khi nhận được Yêu cầu hoàn trả (đối với Lệnh thanh toán Có), hoặc Lệnh hủy (đối với Lệnh thanh toán Nợ) của đơn vị khởi tạo lệnh, đơn vị nhận lệnh phải kiểm tra tính hợp lệ của Yêu cầu hoàn trả (hoặc Lệnh hủy) và đối chiếu Yêu cầu hoàn trả (hoặc Lệnh hủy) với Lệnh thanh toán đã nhận được và xử lý theo thủ tục hoàn trả.
a) Nếu phát hiện Yêu cầu hoàn trả có sai sót, đơn vị nhận lệnh lập Thông báo từ chối yêu cầu hoàn trả Lệnh thanh toán Có theo quy định (Mẫu số TTLNH-07) ghi rõ lý do từ chối gửi trả lại đơn vị khởi tạo lệnh; nếu Lệnh hủy có sai sót, đơn vị nhận lệnh xử lý như đối với Lệnh thanh toán Có đến bị sai sót;
b) Nếu Yêu cầu hoàn trả (hoặc Lệnh hủy) hợp lệ thì xử lý như sau:
- Nếu Lệnh thanh toán Có đến chưa được thực hiện tại đơn vị nhận lệnh: đơn vị nhận lệnh gửi ngay cho đơn vị khởi tạo lệnh Thông báo chấp nhận Yêu cầu hoàn trả và lập Lệnh thanh toán Có hoàn trả cho đơn vị khởi tạo lệnh;
- Nếu Lệnh thanh toán đến đã được thực hiện tại đơn vị nhận lệnh:
+ Đối với Yêu cầu hoàn trả Lệnh thanh toán Có đến:
Đơn vị nhận lệnh phải gửi ngay Yêu cầu hoàn trả cho khách hàng để thông báo. Chỉ trong trường hợp khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc nộp tiền mặt hoặc lập chứng từ thanh toán trích tài khoản của mình để chuyển trả thì đơn vị nhận lệnh mới được phép thông báo chấp nhận Yêu cầu hoàn trả cho đơn vị khởi tạo lệnh biết. Sau đó, đơn vị nhận lệnh thực hiện lập Lệnh thanh toán Có để hoàn trả cho đơn vị khởi tạo lệnh.
Đối với Yêu cầu hoàn trả không được sự chấp thuận chuyển trả của khách hàng theo quy định trên thì đơn vị nhận lệnh lập Thông báo từ chối Yêu cầu hoàn trả có ghi rõ lý do gửi lại đơn vị khởi tạo lệnh;
+ Đối với Lệnh hủy Lệnh thanh toán Nợ đến: Căn cứ vào Lệnh hủy Lệnh thanh toán Nợ đến, đơn vị nhận lệnh gửi Thông báo chấp nhận Lệnh hủy cho khách hàng biết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?