Lệnh trích xuất học sinh đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng bao gồm những nội dung gì?
- Lệnh trích xuất học sinh đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng bao gồm những nội dung gì?
- Khi nhận được lệnh trích xuất học sinh đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng cơ quan được giao tiếp nhận phải mang theo những giấy tờ gì?
- Hiệu trưởng trường giáo dưỡng có trách nhiệm gì khi nhận được lệnh trích xuất học sinh đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng?
Lệnh trích xuất học sinh đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng bao gồm những nội dung gì?
Theo khoản 4 Điều 13 Thông tư liên tịch 01/2020/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC quy định như sau:
Gửi văn bản yêu cầu trích xuất, ra lệnh trích xuất và thực hiện lệnh trích xuất học sinh
...
4. Nội dung lệnh trích xuất thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 40 của Luật Thi hành án hình sự.
Cụ thể tại khoản 4 Điều 40 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định như sau:
Thực hiện trích xuất phạm nhân
...
4. Lệnh trích xuất phạm nhân phải có các nội dung sau đây:
a) Cơ quan, họ, tên, chức vụ, cấp bậc người ra lệnh;
b) Họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú, ngày bị bắt, tội danh, thời hạn và nơi phạm nhân đang chấp hành án phạt tù;
c) Mục đích và thời hạn trích xuất;
d) Cơ quan, người nhận phạm nhân được trích xuất (nếu có);
đ) Ngày, tháng, năm ra lệnh; chữ ký của người ra lệnh và đóng dấu.
Như vậy, nội dung lệnh trích xuất học sinh đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng bao gồm:
- Cơ quan, họ, tên, chức vụ, cấp bậc người ra lệnh;
- Họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú, ngày bị bắt, tội danh, thời hạn và nơi phạm nhân đang chấp hành án phạt tù;
- Mục đích và thời hạn trích xuất;
- Cơ quan, người nhận phạm nhân được trích xuất (nếu có);
- Ngày, tháng, năm ra lệnh; chữ ký của người ra lệnh và đóng dấu.
Lệnh trích xuất học sinh
Khi nhận được lệnh trích xuất học sinh đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng cơ quan được giao tiếp nhận phải mang theo những giấy tờ gì?
Tại khoản 5 Điều 13 Thông tư liên tịch 01/2020/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC quy định như sau:
Gửi văn bản yêu cầu trích xuất, ra lệnh trích xuất và thực hiện lệnh trích xuất học sinh
...
5. Khi nhận được lệnh trích xuất, cơ quan được giao tiếp nhận và dẫn giải học sinh được trích xuất phải cử cán bộ mang theo giấy giới thiệu, giấy chứng minh Công an nhân dân, giấy chứng minh sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc Quân đội nhân dân hoặc giấy chứng nhận Điều tra viên kèm theo lệnh trích xuất đến trường giáo dưỡng nơi đang quản lý học sinh đó để nhận và dẫn giải học sinh (trường hợp lệnh trích xuất gửi bằng đường cơ yếu thì phải có xác nhận và đóng dấu của Công an cấp tỉnh hoặc cấp huyện nơi nhận lệnh trích xuất).
Theo đó, khi nhận được lệnh trích xuất, cơ quan được giao tiếp nhận và dẫn giải học sinh được trích xuất phải cử cán bộ mang theo những giấy tờ sau đây:
- Giấy giới thiệu;
- Giấy chứng minh Công an nhân dân;
- Giấy chứng minh sỹ quan;
- Quân nhân chuyên nghiệp thuộc Quân đội nhân dân hoặc giấy chứng nhận Điều tra viên kèm theo lệnh trích xuất đến trường giáo dưỡng nơi đang quản lý học sinh đó để nhận và dẫn giải học sinh (trường hợp lệnh trích xuất gửi bằng đường cơ yếu thì phải có xác nhận và đóng dấu của Công an cấp tỉnh hoặc cấp huyện nơi nhận lệnh trích xuất).
Hiệu trưởng trường giáo dưỡng có trách nhiệm gì khi nhận được lệnh trích xuất học sinh đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 13 Thông tư liên tịch 01/2020/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC quy định như sau:
Gửi văn bản yêu cầu trích xuất, ra lệnh trích xuất và thực hiện lệnh trích xuất học sinh
...
6. Hiệu trưởng trường giáo dưỡng có trách nhiệm kiểm tra, bàn giao, lập biên bản giao nhận học sinh được trích xuất kèm theo đồ vật, tiền, tài sản khác (nếu có) của học sinh đó cho cơ quan có thẩm quyền nhận, dẫn giải quản lý học sinh trong thời gian trích xuất.
Trường hợp thời hạn trích xuất, gia hạn trích xuất bằng thời hạn chấp hành quyết định còn lại của học sinh được trích xuất thì trường giáo dưỡng có trách nhiệm làm thủ tục theo quy định tại khoản 2 Điều 156 của Luật Thi hành án hình sự.
Theo đó, hiệu trưởng trường giáo dưỡng có trách nhiệm kiểm tra, bàn giao, lập biên bản giao nhận học sinh được trích xuất kèm theo đồ vật, tiền, tài sản khác (nếu có) của học sinh đó cho cơ quan có thẩm quyền nhận, dẫn giải quản lý học sinh trong thời gian trích xuất.
- Trường hợp thời hạn trích xuất, gia hạn trích xuất bằng thời hạn chấp hành quyết định còn lại của học sinh được trích xuất thì trường giáo dưỡng có trách nhiệm làm thủ tục theo quy định tại khoản 2 Điều 156 Luật Thi hành án hình sự 2019.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?
- Hoàn thành nhiệm vụ có được thưởng theo Nghị định 73? Nếu có thì được thưởng bao nhiêu theo Nghị định 73?
- Chất là gì? Lượng là gì? Ví dụ về chất, lượng? Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên nguyên tắc gì?
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?