LGBT là gì? LGBTQ+ là gì? Việc phòng chống phân biệt đối xử, kỳ thị LGBT được quy định như thế nào ở Việt Nam hiện nay?
- LGBT là gì? LGBTQ+ là gì? Việc phòng chống phân biệt đối xử, kỳ thị LGBT được quy định như thế nào ở Việt Nam hiện nay?
- Việc phòng chống phân biệt đối xử, kỳ thị LGBT được quy định như thế nào ở Việt Nam hiện nay?
- Tháng Tự hào LGBT là tháng nào trong năm? Việt Nam có cho phép phân biệt đối xử đối với cộng đồng LGBTQ+ không?
- Quyền con người ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định như thế nào?
LGBT là gì? LGBTQ+ là gì? Việc phòng chống phân biệt đối xử, kỳ thị LGBT được quy định như thế nào ở Việt Nam hiện nay?
LGBT là gì?
LGBT là cụm từ viết tắt của các cụm từ tiếng anh như: Lesbian (đồng tính nữ), Gay (đồng tính nam), Bisexual (người song tính/lưỡng tính) và Transgender (người chuyển giới). Đây đều là những người thuộc cộng đồng người có xu hướng tính dục khác với dị tính. Trong đó:
+ Lesbisan (đồng tính nữ): Là những người có giới tính nữ về mặt sinh học nhưng bị hấp dẫn tình cảm và tình dục bởi người phụ nữ khác. Xu hướng tính dục của người les là đồng tính luyến ái và không có cảm xúc, nhu cầu tình dục với người khác giới. Hầu như những người Lesbian không có dấu hiệu nhận biết cụ thể bởi họ có ngoại hình và tính cách như phụ nữ bình thường.
+ Gay (đồng tính nam): Là những người có giới tính nam về mặt sinh học nhưng bị hấp dẫn tình cảm và tình dục bởi người cùng giới là nam. Họ cũng có xu hướng tính dục đồng tính luyến ái và hầu như không có nhu cầu tình dục với người khác giới.
+ Bisexual (người song tính/lưỡng tính): Là những người có giới tính nam hoặc nữ và bị hấp dẫn bởi cả hai giới. Tức là họ có xu hướng tính dục với cả người đồng giới và khác giới.
+ Transgender (người chuyển giới): Những người có nhu cầu sống thật với giới tính của mình thì sẽ tiến hành chuyển giới. Họ có thể là nam hoặc nữ và đã hoặc chưa thực hiện chuyển giới. Đây đều là những người thuộc cộng đồng người LGBT.
LGBTQ+ là gì? Q trong LGBT nghĩa là gì?
LGBTQ+ cũng tương tự như LGBT nhưng có thêm cụm Queer tức là người có xu hướng tính dục đặc biệt, không nhận định được bản thân thuộc bất cứ giới nào. Hoặc là Questioning là những người đang trong giai đoạn tìm kiếm xu hướng tính dục của bản thân.
Cụm "+" ở phía sau LGBTQ được hiểu là còn rất nhiều nhóm khác trong cộng đồng như Intersex (liên giới tính), non-binary (phi nhị nguyên giới),...
Dựa theo xu hướng tính dục, LGBTQ+ thể hiện sự đa dạng trong nền văn hóa gồm: xu hướng tính dục, bản dạng giới, xu hướng tình dục và thể hiện giới. Nếu dựa theo xu hướng tính dục thì có: đồng tính luyến ái, dị tính, song tính, toàn tính, vô tính,... Còn dựa theo bản dạng giới thì được chia thành: nam, nữ, vô giới, linh hoạt giới hay phi nhị nguyên giới, người chuyển giới, người hợp giới,...
Chữ Q trong cụm LGBTQ+ là chữ viết tắt của Queer với ý nghĩa là khác người, lạ thường. Tức là những người có biểu hiện khác với tiêu chuẩn, quy tắc chung của mọi người trong xã hội. Những người là Queer có thể thuộc bất cứ giới nào.
>>>> Xem thêm: Pride Month - Tháng Tự hào LGBT là gì? Tháng Tự hào LGBT có phải là một ngày lễ lớn của Việt Nam hay không?
Việc phòng chống phân biệt đối xử, kỳ thị LGBT được quy định như thế nào ở Việt Nam hiện nay?
- Bước tiến trong các quy định của pháp luật:
Nếu như trước đây, tại khoản 5 Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình 2000 quy định về việc cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính:
Những trường hợp cấm kết hôn
Việc kết hôn bị cấm trong những trường hợp sau đây:
...
5. Giữa những người cùng giới tính.
Và tại điểm e khoản 1 Điều 8 Nghị định 87/2001/NĐ-CP (hết hiệu lực từ 11/11/2013) thì việc kết hôn giữa những người cùng giới tính sẽ bị phạt tiền từ 100.000 - 500.000 đồng.
Thì hiện nay, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 đã bỏ quy định “cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính” tuy nhiên tại khoản 2 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì pháp luật nước ta vẫn chưa công nhận về việc kết hôn đồng giới, cụ thể
Điều kiện kết hôn
...
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
Bộ luật Dân sự 2015 cũng đã có những quy định liên quan, cụ thể là Điều 36 Bộ luật Dân sự 2015 về Quyền xác định lại giới tính; Điều 37 Bộ luật Dân sự 2015 về Chuyển đổi giới tính.
- Năm 2022, trong Công văn 4132/BYT-PC năm 2022 của Bộ Y tế, Bộ Y tế đã khẳng định "Không coi đồng tính, song tính, chuyển giới là một bệnh".
Đồng thời, Bộ Y tế đề nghị Thủ trưởng các Đơn vị chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý của mình quán triệt các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong toàn quốc:
+ Tăng cường tuyên truyền, phổ biến để các bác sĩ, nhân viên y tế và người dân đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hiểu đúng về người đồng tính, song tính và chuyển giới (LGBT);
+ Khi tổ chức khám bệnh, chữa bệnh cho người đồng tính, song tính, chuyển giới phải bình đẳng, tôn trọng về giới tính, không phân biệt đối xử, kỳ thị LGBT.
LGBT là gì? LGBTQ+ là gì? (Hình từ Internet)
Tháng Tự hào LGBT là tháng nào trong năm? Việt Nam có cho phép phân biệt đối xử đối với cộng đồng LGBTQ+ không?
Pride Month - Tháng tự hào LGBT thường được tổ chức vào tháng 6 hằng năm.
Tháng Tự hào LGBT không chỉ dành riêng cho cộng đồng LGBT mà còn là sự kiện kết nối tất cả những ai đã và đang đồng hành cùng lá cờ lục sắc.
Theo quy định tại Điều 16 Hiến pháp 2013 thì:
- Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.
- Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Do đó, cộng đồng LGBTQ+ tại Việt Nam có quyền được tự hào về bản sắc riêng của mình và không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Tại Việt Nam Tháng Tự Hào - Pride Month vẫn chưa được phổ biến rộng rãi nhưng thay vào đó tại Việt Nam sẽ có chương trình Viet Pride diễn ra vào tháng 10 hằng năm.
Quyền con người ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 14 Hiến pháp 2013 thì:
Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.
Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?