Lịch sử Ngày truyền thống Thanh niên xung phong 15/7? Cần tuân thủ những nguyên tắc gì khi tổ chức kỷ niệm Ngày truyền thống lực lượng TNXP?
Lịch sử Ngày truyền thống Thanh niên xung phong 15/7?
Ngày 15/7/1950, theo chỉ thị của Bác Hồ, Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam thành lập đơn vị Thanh niên xung phong công tác Trung ương đầu tiên tại núi Hồng, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
Ngày 30/6/1995, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 382-TTg, lấy ngày 15 tháng 7 hàng năm làm "Ngày Truyền thống lực lượng Thanh niên xung phong".
Trong quyết định, Thủ tướng Chính phủ nêu rõ " Trong Ngày Truyền thống Lực lượng Thanh niên xung phong, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp với chính quyền các cấp tổ chức những hoạt động thích hợp nhằm phát huy truyền thống vượt khó, dũng cảm, mưu trí, sáng tạo của các thế hệ Thanh niên xung phong đi trước, động viên thế hệ trẻ đảm nhiệm và hoàn thành xuất sắc những công trình, dự án ở những nơi khó khăn, gian khổ, góp phần cùng toàn dân thực hiện đường lối đối mới của Đảng vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh."
Lưu ý: Thông tin vừa nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Lịch sử Ngày truyền thống lực lượng Thanh niên xung phong? (Hình từ Internet)
Chính quyền các cấp khi tổ chức kỷ niệm ngày Truyền thống lực lượng Thanh niên xung phong cần tuân thủ những nguyên tắc gì?
Như đã nêu thì trong ngày 15/7 hằng nằm, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có trách nhiệm phối hợp với chính quyền các cấp tổ chức kỷ niệm ngày Truyền thống lực lượng Thanh niên xung phong với những hoạt động thích hợp.
Theo Điều 4 Nghị định 111/2018/NĐ-CP khi tổ chức kỷ niệm ngày Truyền thống lực lượng Thanh niên xung phong, Đoàn Thanh niên và chính quyền các cấp cần đảm bảo tuần thủ các nguyên tắc sau:
(1) Các hoạt động kỷ niệm được tổ chức trang trọng, an toàn, tiết kiệm, không phô trương, hình thức.
(2 Chỉ tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống khi có văn bản thành lập hoặc quyết định công nhận của cơ quan có thẩm quyền.
(3) Chỉ được tổ chức lễ kỷ niệm vào năm tròn. Trường hợp bộ, ngành, cấp tỉnh đồng thời có ngày thành lập, ngày tái lập, ngày truyền thống thì chỉ được lựa chọn một trong các ngày trên để tổ chức kỷ niệm.
(4) Không tặng quà và tổ chức chiêu đãi trong các hoạt động kỷ niệm.
Kỷ niệm 74 năm ngày Truyền thống lực lượng Thanh niên xung phong được tổ chức như thế nào?
Tại Điều 9 Nghị định 111/2018/NĐ-CP có quy định quy định như sau:
Tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống
1. Năm tròn
a) Bộ, ngành, cấp tỉnh tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm, trong đó xác định về thời gian, địa điểm, chương trình, thành phần của lễ kỷ niệm;
b) Phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm:
- Bộ trưởng, người đứng đầu ngành cơ quan trung ương phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm của bộ, ngành;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm của cấp tỉnh và tại địa phương.
c) Người đứng đầu bộ, ngành, cấp tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức lễ kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống theo kế hoạch đã được phê duyệt và chịu trách nhiệm về việc tổ chức lễ kỷ niệm bảo đảm trang trọng, thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm.
2. Năm khác: Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, thi đua, hội thảo, tọa đàm và các hoạt động thiết thực khác kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống. Không tổ chức lễ kỷ niệm.
3. Kinh phí tổ chức ngày thành lập, ngày truyền thống được cân đối bố trí trong dự toán chi thường xuyên hằng năm của các cơ quan, địa phương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
Bên cạnh đó, tại Điều 3 Nghị định 111/2018/NĐ-CP có định nghĩa như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. Ngày thành lập là ngày có ý nghĩa lịch sử, đánh dấu sự ra đời bằng văn bản thành lập của cơ quan có thẩm quyền.
2. Ngày truyền thống là ngày đánh dấu một sự kiện đáng ghi nhớ, quá trình hình thành hoặc phát triển được ghi nhận, có tính kế thừa, liên tục.
3. Ngày hưởng ứng là ngày được xác định thời gian (ngày, giờ) cụ thể, tập trung vào một chủ đề nhất định để tổ chức các hoạt động nhằm kêu gọi cộng đồng hưởng ứng và thể hiện sự đồng tình ủng hộ bằng hành động.
4. Ngày tái lập là ngày đánh dấu sự thành lập lại bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền sau quá trình chia tách, sát nhập, giải thể.
5. Năm tròn là năm có chữ số cuối cùng là “0”.
6. Năm khác là năm có các chữ số cuối cùng còn lại.
Như vậy, kỷ niệm 74 năm ngày Truyền thống lực lượng Thanh niên xung phong sẽ được tổ chức theo "Năm khác".
Ngày kỷ niệm sẽ được tổ chức thông qua các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, thi đua, hội thảo, tọa đàm và các hoạt động thiết thực khác kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống.
Lưu ý: Do tổ chức theo "Năm khác" nên kỷ niệm 74 năm ngày Truyền thống lực lượng Thanh niên xung phong sẽ không tổ chức lễ kỷ niệm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc thì xử phạt hành chính thế nào? Quy định về việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc?
- Hướng dẫn vào thi https hocvalamtheobac mobiedu vn tuần 2 cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh?
- Trẻ em ngồi ghế trước ô tô có bị phạt không? Mức phạt để trẻ em ngồi ghế trước ô tô là bao nhiêu?
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?