Lịch tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo tại trụ sở cơ quan Tổng cục Thuế quy định như thế nào?
Lịch tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo tại trụ sở cơ quan Tổng cục Thuế quy định như thế nào?
Lịch tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo tại trụ sở cơ quan Tổng cục Thuế căn cứ theo tiểu mục 2 Mục I Nội quy tiếp công dân tại trụ sở cơ quan Tổng cục Thuế ban hành kèm theo Quyết định 1607/QĐ-TCT năm 2022 như sau:
- Trụ sở cơ quan Tổng cục Thuế tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh các ngày làm việc hành chính trong tuần. Giờ tiếp cụ thể là:
+ Sáng: Từ 8 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút.
+ Chiều: Từ 13 giờ 30 phút đến 16 giờ 30 phút.
- Các ngày Thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ: nghỉ theo quy định.
Địa điểm tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo tại trụ sở cơ quan Tổng cục Thuế là ở đâu?
Địa điểm tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo tại trụ sở cơ quan Tổng cục Thuế căn cứ theo tiểu mục 3 Mục I Nội quy tiếp công dân tại trụ sở cơ quan Tổng cục Thuế ban hành kèm theo Quyết định 1607/QĐ-TCT năm 2022 như sau:
Địa điểm tiếp công dân tại trụ sở cơ quan Tổng cục Thuế: Phòng Tiếp công dân, số 123 phố Lò Đúc, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
Lịch tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo tại trụ sở cơ quan Tổng cục Thuế quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Khi đến địa điểm tiếp công dân tại trụ sở cơ quan Tổng cục Thuế, người khiếu nại, tố cáo có các quyền gì?
Khi đến địa điểm tiếp công dân tại trụ sở cơ quan Tổng cục Thuế, người khiếu nại, tố cáo có các quyền căn cứ theo tiểu mục 1 Mục II Nội quy tiếp công dân tại trụ sở cơ quan Tổng cục Thuế ban hành kèm theo Quyết định 1607/QĐ-TCT năm 2022 như sau:
II- ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐẾN KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, KIẾN NGHỊ, PHẢN ÁNH
1. Khi đến địa điểm tiếp công dân của Tổng cục Thuế, người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh có các quyền sau:
1.1. Trình bày về nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
1.2. Được hướng dẫn, giải thích về nội dung liên quan đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của mình.
1.3. Khiếu nại, tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của người tiếp công dân.
1.4. Nhận thông báo về việc tiếp nhận, kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
1.5. Trường hợp người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh không sử dụng thông thạo tiếng Việt thì có quyền đưa phiên dịch đi cùng và tự trả thù lao, chi phí khác cho người phiên dịch.
1.6. Các quyền khác theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
...
Như vậy, khi đến địa điểm tiếp công dân tại trụ sở cơ quan Tổng cục Thuế, người khiếu nại, tố cáo có các quyền sau đây:
- Trình bày về nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
- Được hướng dẫn, giải thích về nội dung liên quan đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của mình.
- Khiếu nại, tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của người tiếp công dân.
- Nhận thông báo về việc tiếp nhận, kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
- Trường hợp người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh không sử dụng thông thạo tiếng Việt thì có quyền đưa phiên dịch đi cùng và tự trả thù lao, chi phí khác cho người phiên dịch.
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Ngoài quyền lợi thì người khiếu nại, tố cáo còn có các nghĩa vụ sau:
- Nêu rõ họ tên, địa chỉ, xuất trình giấy tờ tùy thân do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp, giấy ủy quyền (nếu có) theo quy định.
Không được mang vũ khí, hung khí, chất gây cháy nổ, khẩu hiệu hoặc băng rôn và những vật cồng kềnh vào trụ sở cơ quan Tổng cục Thuế.
- Có thái độ đúng mực, tôn trọng đối với người tiếp công dân. Không gây rối an ninh, trật tự, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín, danh dự người tiếp công dân, cản trở người tiếp công dân làm nhiệm vụ.
- Công dân đến được tiếp theo thứ tự; Trình bày trung thực sự việc, nói rõ yêu cầu, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khiếu nại, tố cáo của mình.
- Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy tiếp công dân và hướng dẫn của người tiếp công dân.
- Trường hợp nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung (từ 05 người trở lên) thì phải cử người đại diện để trình bày nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Người đại diện phải là người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Việc cử người đại diện phải thể hiện bằng văn bản có chữ ký hoặc điểm chỉ của tất cả những người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
- Không được tự ý quay phim, chụp ảnh, ghi âm khi chưa có sự đồng ý của người tiếp công dân.
- Giữ gìn vệ sinh, trật tự, không được tự ý di chuyển hoặc làm hư hỏng tài sản của Phòng Tiếp công dân.
- Hết giờ tiếp công dân, mọi công dân phải ra khỏi trụ sở cơ quan Tổng cục Thuế, không được lưu lại dưới bất kỳ hình thức nào.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?