Liên đoàn Khảo sát khí tượng thủy văn có phải đơn vị sự nghiệp công lập? Liên đoàn có tối đa mấy Phó Liên đoàn trưởng?
Liên đoàn Khảo sát khí tượng thủy văn có phải là đơn vị sự nghiệp công lập không?
Liên đoàn Khảo sát khí tượng thủy văn là đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Điều 1 Quyết định 1599/QĐ-BTNMT năm 2023 như sau:
Vị trí và chức năng
1. Liên đoàn Khảo sát khí tượng thủy văn là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Tổng cục Khí tượng Thủy văn thực hiện chức năng điều tra, khảo sát khí tượng thủy văn; thực hiện các hoạt động dịch vụ về khí tượng thủy văn theo quy định của pháp luật.
2. Liên đoàn Khảo sát khí tượng thủy văn là đơn vị sử dụng ngân sách, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng theo quy định của pháp luật; trụ sở tại thành phố Hà Nội.
Theo quy định trên, Liên đoàn Khảo sát khí tượng thủy văn là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Tổng cục Khí tượng Thủy văn
Liên đoàn Khảo sát khí tượng thủy văn thực hiện chức năng điều tra, khảo sát khí tượng thủy văn; Đồng thời, thực hiện các hoạt động dịch vụ về khí tượng thủy văn theo quy định của pháp luật.
Liên đoàn Khảo sát khí tượng thủy văn là đơn vị sử dụng ngân sách, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng theo quy định của pháp luật; Và trụ sở tại thành phố Hà Nội.
Liên đoàn Khảo sát khí tượng thủy văn (Hình từ Internet)
Liên đoàn Khảo sát khí tượng thủy văn có tối đa mấy Phó Liên đoàn trưởng?
Liên đoàn Khảo sát khí tượng thủy văn có tối đa 03 Phó Liên đoàn trưởng theo quy định tại Điều 3 Quyết định 1599/QĐ-BTNMT năm 2023 như sau:
Lãnh đạo Liên đoàn
1. Liên đoàn Khảo sát khí tượng thủy văn có Liên đoàn trưởng và không quá 03 Phó Liên đoàn trưởng.
2. Liên đoàn trưởng Liên đoàn Khảo sát khí tượng thủy văn chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng và trước pháp luật về các nhiệm vụ được giao; trình Tổng cục trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các tổ chức trực thuộc Liên đoàn; ban hành quy chế làm việc và điều hành các hoạt động của Liên đoàn.
3. Phó Liên đoàn trưởng Liên đoàn Khảo sát khí tượng thủy văn giúp việc cho Liên đoàn trưởng, chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Liên đoàn trưởng về lĩnh vực công tác được phân công.
Theo đó, Liên đoàn Khảo sát khí tượng thủy văn có Liên đoàn trưởng và không quá 03 Phó Liên đoàn trưởng.
Liên đoàn trưởng Liên đoàn Khảo sát khí tượng thủy văn chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng và trước pháp luật về các nhiệm vụ được giao; trình Tổng cục trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các tổ chức trực thuộc Liên đoàn; ban hành quy chế làm việc và điều hành các hoạt động của Liên đoàn.
Phó Liên đoàn trưởng Liên đoàn Khảo sát khí tượng thủy văn giúp việc cho Liên đoàn trưởng, chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Liên đoàn trưởng về lĩnh vực công tác được phân công.
Khi thực hiện các hoạt động dịch vụ tư vấn khí tượng thủy văn, Liên đoàn Khảo sát khí tượng thủy văn có các nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Khi thực hiện các hoạt động dịch vụ tư vấn khí tượng thủy văn, Liên đoàn Khảo sát khí tượng thủy văn có các nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định tại khoản 6 Điều 2 Quyết định 1599/QĐ-BTNMT năm 2023 như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Xây dựng, trình Tổng cục trưởng chương trình, kế hoạch đề án, dự án, nhiệm vụ về điều tra, khảo sát khí tượng thủy văn; thực hiện sau khi được phê duyệt.
2. Xây dựng, trình Tổng cục trưởng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật về công tác điều tra, khảo sát khí tượng thủy văn.
3. Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ điều tra, khảo sát khí tượng thủy văn theo phân công của Tổng cục trưởng.
4. Điều tra, khảo sát khí tượng thủy văn theo chương trình kế hoạch và đột xuất khi có thiên tai xảy ra; đo đạc diễn biến địa hình lòng sông, lòng hồ, vùng cửa sông, ven bờ biển trong phạm vi cả nước.
5. Thực hiện các hoạt động khoa học công nghệ về công tác điều tra, khảo sát khí tượng thủy văn theo phân công của Tổng cục trưởng.
6. Về thực hiện các hoạt động dịch vụ tư vấn khí tượng thủy văn:
a) Điều tra, khảo sát khí tượng thủy văn;
b) Khảo sát, đo đạc bản đồ địa hình, địa chất, địa chất công trình, địa chất thủy văn; thành lập và xây dựng cơ sở dữ liệu đo đạc và bản đồ;
c) Quan trắc, giám sát chất lượng môi trường;
d) Đo đạc, khảo sát sụt lún, biến dạng công trình;
đ) Thiết kế, xây dựng, cung ứng, giám sát và lắp đặt, sửa chữa thiết bị khoa học kỹ thuật về lĩnh vực khí tượng thủy văn, môi trường, đo đạc bản đồ, biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai; cung cấp các dịch vụ tư vấn nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ theo quy định của pháp luật;
e) Cung cấp dịch vụ dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn phục vụ phòng, chống thiên tai, phát triển kinh tế - xã hội;
g) Thực hiện hiệu chuẩn các phương tiện đo đạc theo quy định của pháp luật;
h) Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn kiến thức về khí tượng thủy văn, môi trường, biến đổi khí hậu nâng cao ý thức cộng đồng về phòng, chống và giảm nhẹ thiệt hại thiên tai;
i) Các hoạt động dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.
7. Thực hiện cải cách hành chính theo chương trình, kế hoạch cải cách hành chính của Tổng cục; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; phòng, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý của Liên đoàn.
8. Quản lý tổ chức, bộ máy, viên chức, người lao động, tài chính, tài sản và thực hiện chế độ, chính sách, thi đua, khen thưởng, kỷ luật, tham gia đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đối với viên chức, người lao động thuộc quyền quản lý của Liên đoàn theo quy định và phân cấp của Tổng cục; thực hiện trách nhiệm của đơn vị sử dụng ngân sách theo quy định của pháp luật.
9. Thống kê, báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực công tác được giao.
10. Thực hiện nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng giao.
Như vậy, khi thực hiện các hoạt động dịch vụ tư vấn khí tượng thủy văn, Liên đoàn Khảo sát khí tượng thủy văn có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Điều tra, khảo sát khí tượng thủy văn;
- Khảo sát, đo đạc bản đồ địa hình, địa chất, địa chất công trình, địa chất thủy văn; thành lập và xây dựng cơ sở dữ liệu đo đạc và bản đồ;
- Quan trắc, giám sát chất lượng môi trường;
- Đo đạc, khảo sát sụt lún, biến dạng công trình;
- Thiết kế, xây dựng, cung ứng, giám sát và lắp đặt, sửa chữa thiết bị khoa học kỹ thuật về lĩnh vực khí tượng thủy văn, môi trường, đo đạc bản đồ, biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai; cung cấp các dịch vụ tư vấn nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ theo quy định của pháp luật;
- Cung cấp dịch vụ dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn phục vụ phòng, chống thiên tai, phát triển kinh tế - xã hội;
- Thực hiện hiệu chuẩn các phương tiện đo đạc theo quy định của pháp luật;
- Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn kiến thức về khí tượng thủy văn, môi trường, biến đổi khí hậu nâng cao ý thức cộng đồng về phòng, chống và giảm nhẹ thiệt hại thiên tai;
- Các hoạt động dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, còn có các nhiệm vụ và quyền hạn được quy định cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bộ đội địa phương là lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân? Chỉ huy cao nhất trong Quân đội nhân dân?
- Việc đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản từ 2025 như thế nào? Tài sản nào không được kê biên trong thi hành án dân sự?
- Concert ATSH đêm 3 và đêm 4 tổ chức tại sân Mỹ Đình được UBND Thành phố Hà Nội thống nhất theo Thông báo 4032?
- Chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang đất ở có phải xin phép không? Điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa như thế nào?
- Giới nghiêm là biện pháp cấm người đi lại đúng không? Ai ban bố lệnh giới nghiêm tại địa phương cấp tỉnh?