Liên đoàn Thể dục Việt Nam có những nguồn thu nào? Khoản chi của Liên đoàn Thể dục Việt Nam được quy định thế nào?
Việc quản lý, sử dụng tài sản của Liên đoàn Thể dục Việt Nam được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 22 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Liên đoàn Thể dục Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 182/QĐ-BNV năm 2013 quy định về quản lý, sử dụng tài sản, tài chính như sau:
Quản lý, sử dụng tài sản, tài chính
1. Tất cả tài sản, tài chính của Liên đoàn được quản lý thống nhất theo quy định của pháp luật, các quy định cụ thể của Ban Chấp hành Liên đoàn phải được công khai, minh bạch trong các kỳ Đại hội, hội nghị Ban Chấp hành và nhằm mục đích phục vụ cho các hoạt động của Liên đoàn.
2. Ban Thường vụ, Trưởng Ban Vận động Tài trợ - Tài chính và Tổng thư ký chịu trách nhiệm chính về các khoản thu, chi và quyết toán tài chính. Việc quyết toán tài chính phải được báo cáo bằng văn bản trong các kỳ họp của Liên đoàn.
3. Ban Chấp hành Liên đoàn quy định cụ thể quy chế quản lý và sử dụng tài sản, tài chính của Liên đoàn.
4. Điều kiện giải thể và thanh quyết toán tài sản, tài chính của Liên đoàn được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Theo quy định trên, tất cả tài sản, tài chính của Liên đoàn Thể dục Việt Nam được quản lý thống nhất theo quy định của pháp luật, các quy định cụ thể của Ban Chấp hành Liên đoàn.
Đồng thời phải được công khai, minh bạch trong các kỳ Đại hội, hội nghị Ban Chấp hành và nhằm mục đích phục vụ cho các hoạt động của Liên đoàn.
Ban Thường vụ, Trưởng Ban Vận động Tài trợ - Tài chính và Tổng thư ký chịu trách nhiệm chính về các khoản thu, chi và quyết toán tài chính.
Và Ban Chấp hành Liên đoàn quy định cụ thể quy chế quản lý và sử dụng tài sản, tài chính của Liên đoàn.
Liên đoàn Thể dục Việt Nam (Hình từ Internet)
Liên đoàn Thể dục Việt Nam có những nguồn thu nào?
Theo Điều 23 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Liên đoàn Thể dục Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 182/QĐ-BNV năm 2013 quy định về nguồn thu của Liên đoàn như sau:
Nguồn thu của Liên đoàn
1. Thu tiền niên liễm của các hội viên theo quy định.
2. Thu lệ phí vận động viên đăng ký thi đấu các giải toàn quốc.
3. Tiền ủng hộ của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
4. Tiền viện trợ từ các tổ chức và cá nhân quốc tế.
5. Tiền ủng hộ, quà biếu, quà tặng của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
6. Tiền thu từ hoạt động thanh lý, nhượng bán tài sản của Liên đoàn.
7. Tiền tài trợ (trực tiếp hoặc thông qua môi giới) của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
8. Tiền thu từ các hoạt động kinh tế sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật:
a) Hoạt động quảng cáo;
b) Biểu diễn, thi đấu;
c) Xuất bản sách, báo, nguyệt san;
d) Tiền cho thuê dụng cụ, trang thiết bị chuyên môn của Liên đoàn;
đ) Tiền bán các biểu trưng, biểu tượng, huy hiệu của Liên đoàn;
e) Tiền bán bản quyền truyền hình các giải thi đấu.
9. Khoản thu hợp pháp như: Tiền thẻ vận động viên, lệ phí khiếu kiện.
10. Các khoản thu hợp pháp khác.
Theo đó, Liên đoàn Thể dục Việt Nam có những nguồn thu được quy định tại Điều 23 nêu trên.
Khoản chi của Liên đoàn Thể dục Việt Nam được quy định thế nào?
Theo quy định Điều 24 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Liên đoàn Thể dục Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 182/QĐ-BNV năm 2013 về các khoản chi của Liên đoàn như sau:
Các khoản chi của Liên đoàn
1. Các khoản chi của Liên đoàn phải đảm bảo nguyên tắc: Đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả, công khai, minh bạch và phù hợp với quy định của Nhà nước và của Liên đoàn, theo các khoản sau:
2. Chi cho các hoạt động của Văn phòng, Ban Chấp hành, Hội nghị, Đại hội Liên đoàn bao gồm:
a) Chi phí mua sắm máy móc, đồ dùng văn phòng;
b) Chi phí thuê địa điểm, lễ tân khánh tiết;
c) Chi tiền công tác phí;
d) Chi phí tiền lương, tiền công, hỗ trợ khó khăn cho nhân viên văn phòng;
đ) Chi tiền điện, tiền nước, thông tin liên lạc;
3. Chi cho công tác đào tạo, tập huấn, thi đấu trong và ngoài nước;
4. Chi về tuyên truyền, báo chí, xuất bản báo chí, thông tin khoa học;
5. Chi hỗ trợ các giải đấu chuyên môn theo quy định;
6. Chi tặng các giải thưởng, khen thưởng, khuyến khích tài năng trẻ;
7. Chi xây dựng, trang bị sửa chữa cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ;
8. Chi phí về các hoạt động kinh tế;
9. Chi cho các hoạt động quan hệ quốc tế;
10. Các khoản chi phí vận động các nguồn tài trợ, kể cả chi hoa hồng cho các nhà môi giới;
11. Các khoản chi hợp lý khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, các khoản chi của Liên đoàn Thể dục Việt Nam phải đảm bảo nguyên tắc đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả, công khai, minh bạch và phù hợp với quy định của Nhà nước và của Liên đoàn.
Liên đoàn Thể dục Việt Nam có những khoản chi được quy định từ khoản 2 đến khoản 11 Điều 24 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp tác xã giải thể thì quỹ chung không chia hình thành từ hỗ trợ của Nhà nước được bàn giao cho ai?
- Mẫu báo cáo tổng hợp kết quả thanh toán trực tiếp tiền giao dịch lùi thời hạn thanh toán của VSDC?
- Mã số thông tin của dự án đầu tư xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng thể hiện các thông tin gì?
- Vé số bị rách góc có đổi được hay không sẽ do ai quyết định? Vé số bị rách góc cần phải đổi thưởng trong thời hạn bao lâu?
- Thông tin tín dụng là gì? Hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cần phải tuân thủ những quy định nào?