Liên hiệp các tổ chức hữu nghị địa phương thuộc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam là các tổ chức như thế nào?
- Liên hiệp các tổ chức hữu nghị địa phương thuộc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam là các tổ chức như thế nào?
- Cơ quan nào là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị địa phương?
- Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan lãnh đạo cao nhất của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị địa phương được quy định như thế nào?
Liên hiệp các tổ chức hữu nghị địa phương thuộc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam là các tổ chức như thế nào?
Theo Điều 9 Điều lệ Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 422/QĐ-TTg năm 2021 quy định như sau:
Liên hiệp các tổ chức hữu nghị địa phương
Liên hiệp các tổ chức hữu nghị các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là các tổ chức chuyên trách về đối ngoại nhân dân ở địa phương, được thành lập theo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; hoạt động theo Điều lệ Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam; có quy chế tổ chức và hoạt động phù hợp với đặc điểm của địa phương, có các tổ chức thành viên là các tổ chức xã hội hoạt động trong lĩnh vực hòa bình, đoàn kết, hữu nghị và hợp tác nhân dân ở địa phương.
Theo đó, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị địa phương (hay còn gọi là Liên hiệp các tổ chức hữu nghị các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) là các tổ chức chuyên trách về đối ngoại nhân dân ở địa phương, được thành lập theo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Liên hiệp các tổ chức hữu nghị địa phương hoạt động theo Điều lệ Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam.
Liên hiệp các tổ chức hữu nghị địa phương có quy chế tổ chức và hoạt động phù hợp với đặc điểm của địa phương, có các tổ chức thành viên là các tổ chức xã hội hoạt động trong lĩnh vực hòa bình, đoàn kết, hữu nghị và hợp tác nhân dân ở địa phương.
Liên hiệp các tổ chức hữu nghị địa phương thuộc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam là các tổ chức như thế nào? (Hình từ internet)
Cơ quan nào là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị địa phương?
Theo khoản 1 Điều 23 Điều lệ Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 422/QĐ-TTg năm 2021 quy định như sau:
Đại hội đại biểu
1. Đại hội đại biểu là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị địa phương.
2. Đại hội đại biểu do Ban Chấp hành Liên hiệp các tổ chức hữu nghị địa phương triệu tập theo nhiệm kỳ 05 năm; Đại hội bất thường được triệu tập khi có yêu cầu của ít nhất 2/3 (hai phần ba) tổng số Ủy viên Ban Chấp hành hoặc của ít nhất 1/2 (một phần hai) tổng số tổ chức thành viên. Đại hội chỉ được tổ chức khi có trên 1/2 (một phần hai) tổng số đại biểu chính thức có mặt.
3. Trước khi tổ chức Đại hội đại biểu, Ban Chấp hành Liên hiệp các tổ chức hữu nghị địa phương báo cáo Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam về nội dung, nhân sự, quy trình và thủ tục tổ chức Đại hội.
...
Theo quy định nêu trên thì cơ quan lãnh đạo cao nhất của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị địa phương là Đại hội đại biểu.
Đại hội đại biểu do Ban Chấp hành Liên hiệp các tổ chức hữu nghị địa phương triệu tập theo nhiệm kỳ 05 năm; Đại hội bất thường được triệu tập khi có yêu cầu của ít nhất 2/3 (hai phần ba) tổng số Ủy viên Ban Chấp hành hoặc của ít nhất 1/2 (một phần hai) tổng số tổ chức thành viên.
Đại hội đại biểu chỉ được tổ chức khi có trên 1/2 (một phần hai) tổng số đại biểu chính thức có mặt.
Trước khi tổ chức Đại hội đại biểu, Ban Chấp hành Liên hiệp các tổ chức hữu nghị địa phương báo cáo Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam về nội dung, nhân sự, quy trình và thủ tục tổ chức Đại hội.
Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan lãnh đạo cao nhất của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị địa phương được quy định như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 23 Điều lệ Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 422/QĐ-TTg năm 2021 quy định như sau:
Đại hội đại biểu
...
4. Đại hội đại biểu có nhiệm vụ và quyền hạn:
a) Thông qua báo cáo tổng kết nhiệm kỳ, thảo luận và quyết định phương hướng, nhiệm vụ của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị địa phương;
b) Thảo luận và thông qua quy chế tổ chức và hoạt động sửa đổi, bổ sung (nếu có);
c) Hiệp thương bầu Ban Chấp hành và Ban Kiểm tra Liên hiệp các tổ chức hữu nghị địa phương;
d) Thông qua nghị quyết Đại hội đại biểu;
đ) Các nội dung khác (nếu có).
Theo quy định nêu trên thì cơ quan lãnh đạo cao nhất của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị địa phương (Đại hội đại biểu) có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
- Thông qua báo cáo tổng kết nhiệm kỳ, thảo luận và quyết định phương hướng, nhiệm vụ của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị địa phương;
- Thảo luận và thông qua quy chế tổ chức và hoạt động sửa đổi, bổ sung (nếu có);
- Hiệp thương bầu Ban Chấp hành và Ban Kiểm tra Liên hiệp các tổ chức hữu nghị địa phương;
- Thông qua nghị quyết Đại hội đại biểu;
- Các nội dung khác (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu cam kết không sử dụng pháo nổ của hộ gia đình? Tải mẫu bản cam kết không sử dụng pháo nổ của hộ gia đình ở đâu?
- Thời hạn nộp thuế môn bài 2025 khi nào? Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế môn bài được quy định như thế nào?
- Từ năm 2025, điều khiển xe gắn máy không bật đèn từ 18 giờ đến 6 giờ sáng có thể phạt đến 400.000 đồng? Lưu ý khi sử dụng đèn?
- Tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025 của doanh nghiệp và hộ kinh doanh? Mức nộp thuế môn bài năm 2025?
- Lỗi nẹt pô rú ga xe máy liên tục từ năm 2025 bị phạt bao nhiêu tiền? Trừ mấy điểm giấy phép lái xe khi phạm lỗi nẹt pô rú ga?