Lộ trình thực hiện giảm, xóa bỏ lối đi tự mở như thế nào? Kinh phí để giảm, xóa bỏ lối đi tự mở từ đâu?
Lộ trình thực hiện giảm, xóa bỏ lối đi tự mở như thế nào?
Lộ trình thực hiện thu hẹp, giảm, xóa bỏ lối đi tự mở theo quy định tại Điều 16 Nghị định 65/2018/NĐ-CP như sau:
Lộ trình thực hiện thu hẹp, giảm, xóa bỏ lối đi tự mở, xóa bỏ vị trí đường sắt chuyên dùng giao cắt với đường sắt quốc gia
Việc thu hẹp, xóa bỏ các lối đi tự mở, xóa bỏ vị trí đường sắt chuyên dùng giao cắt với đường sắt quốc gia được thực hiện theo lộ trình sau:
1. Đến năm 2020 phải hoàn thành các công việc, gồm:
a) Hoàn thành việc lập hồ sơ và tổ chức quản lý vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt, lối đi tự mở theo quy định tại Điều 8 và Điều 13 của Nghị định này;
b) Xây dựng kế hoạch thực hiện việc thu hẹp, giảm, xóa bỏ lối đi tự mở và các vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt;
c) Tập trung xóa bỏ các lối đi tự mở trên địa bàn khu vực đông dân cư thuộc các khu đoạn đường sắt có tốc độ và mật độ chạy tàu cao; các lối đi tự mở là các vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt;
d) Thu hẹp chiều rộng xuống dưới 03 mét đối với toàn bộ các lối đi tự mở có chiều rộng từ 03 mét trở lên.
2. Đến năm 2025 phải hoàn thành các công việc sau:
a) Xóa bỏ toàn bộ các lối đi tự mở còn lại trên các tuyến đường sắt;
b) Hoàn thành việc xóa bỏ vị trí đường sắt chuyên dùng giao cắt với đường sắt quốc gia. Tổ chức vận tải qua đường sắt quốc gia tại vị trí này bằng phương thức khác hoặc bãi bỏ vị trí giao cắt này.
Theo quy định trên, việc thu hẹp, xóa bỏ các lối đi tự mở được thực hiện theo lộ trình sau:
(1) Đến năm 2020 phải hoàn thành các công việc, gồm:
- Hoàn thành việc lập hồ sơ và tổ chức quản lý lối đi tự mở theo quy định;
- Xây dựng kế hoạch thực hiện việc giảm, xóa bỏ lối đi tự mở;
- Tập trung xóa bỏ các lối đi tự mở trên địa bàn khu vực đông dân cư thuộc các khu đoạn đường sắt có tốc độ và mật độ chạy tàu cao; các lối đi tự mở là các vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt;
- Thu hẹp chiều rộng xuống dưới 03 mét đối với toàn bộ các lối đi tự mở có chiều rộng từ 03 mét trở lên.
(2) Đến năm 2025 phải hoàn thành các công việc sau: Xóa bỏ toàn bộ các lối đi tự mở còn lại trên các tuyến đường sắt.
Giảm số lượng, xóa bỏ đối với lối đi tự mở (Hình từ Internet)
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện giảm số lượng, xóa bỏ lối đi tự mở như thế nào?
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện các biện pháp để kiềm chế không phát sinh lối đi tự mở, thu hẹp, xóa bỏ lối đi tự mở qua đường sắt theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 65/2018/NĐ-CP như sau:
Tổ chức thực hiện các biện pháp để kiềm chế không phát sinh lối đi tự mở, thu hẹp, xóa bỏ lối đi tự mở qua đường sắt
Ngoài việc thực hiện các quy định của Luật Đường sắt và các quy định của pháp luật có liên quan, tổ chức, cá nhân phải thực hiện các biện pháp để kiềm chế không phát sinh lối đi tự mở, thu hẹp, xóa bỏ lối đi tự mở, gồm:
1. Đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
a) Tổ chức thực hiện kiềm chế, không phát sinh lối đi tự mở, thu hẹp bề rộng lối đi, xóa bỏ lối đi tự mở. Trường hợp, lối đi tự mở chưa được xóa, phải có biện pháp tăng cường đảm bảo an toàn giao thông, gồm: Tổ chức phân luồng giao thông cho các phương tiện qua lại lối đi tự mở nhằm giảm thiểu mật độ phương tiện qua lại đường sắt; thực hiện các biện pháp thu hẹp bề rộng các lối đi tự mở, duy trì đầy đủ các biển cảnh báo tại khu vực lối đi tự mở theo quy định;
b) Tổ chức thực hiện giảm số lượng, xóa bỏ các lối đi tự mở, gồm: Cải tạo, nâng cấp các lối đi này thành các vị trí đường sắt giao nhau với đường bộ phù hợp với quy hoạch liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; xây dựng đường gom kết hợp hàng rào bảo vệ để nối vào các đường ngang, các vị trí giao nhau khác mức nhằm giảm số lượng lối đi tự mở qua đường sắt;
c) Chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành giao thông vận tải đường sắt, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng và các tổ chức cá nhân liên quan để thực hiện các nội dung quy định tại các điểm a và b Khoản 1 Điều này.
...
Theo quy định trên, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện giảm số lượng, xóa bỏ các lối đi tự mở như sau:
- Cải tạo, nâng cấp các lối đi này thành các vị trí đường sắt giao nhau với đường bộ phù hợp với quy hoạch liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Xây dựng đường gom kết hợp hàng rào bảo vệ để nối vào các đường ngang, các vị trí giao nhau khác mức nhằm giảm số lượng lối đi tự mở qua đường sắt.
Kinh phí để giảm, xóa bỏ lối đi tự mở từ đâu?
Kinh phí để giảm, xóa bỏ lối đi tự mở được quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 65/2018/NĐ-CP như sau:
- Kinh phí để giảm, xóa bỏ đối với lối đi tự mở trên đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng do địa phương bố trí từ nguồn ngân sách của địa phương hoặc từ ngân sách trung ương phân bổ cho địa phương theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí thực hiện thu hẹp, giảm, xóa bỏ các lối đi tự mở.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?