Loại thuốc thiết yếu để cứu sống người bệnh gặp phản vệ là gì? Phác đồ sử dụng được quy định như thế nào?

Cho tôi hỏi hiện nay loại thuốc thiết yếu để có thể cứu sống người bệnh đang gặp phản vệ là gì? Phác đồ sử dụng thuốc đó trong trường hợp cấp cứu được quy định như thế nào? Chuẩn bị dự phòng cấp cứu phản vệ như thế nào?

Loại thuốc thiết yếu để cứu sống người bệnh gặp phản vệ là gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 51/2017/TT-BYT thi thuốc adrenalin là thuốc thiết yếu, quan trọng hàng đầu, sẵn có để sử dụng cấp cứu, cứu sống người bệnh bị phản vệ phải được tiêm bắp ngay khi chẩn đoán phản vệ từ độ II trở lên.

Tại Mục 2 đến Mục 4 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 51/2017/TT-BYT phản vệ từ độ II trở lên được quy định như sau:

"2. Nặng (độ II): có từ 2 biểu hiện ở nhiều cơ quan:
a) Mày đay, phù mạch xuất hiện nhanh.
b) Khó thở nhanh nông, tức ngực, khàn tiếng, chảy nước mũi.
c) Đau bụng, nôn, ỉa chảy.
d) Huyết áp chưa tụt hoặc tăng, nhịp tim nhanh hoặc loạn nhịp.
3. Nguy kịch (độ III): biểu hiện ở nhiều cơ quan với mức độ nặng hơn như sau:
a) Đường thở: tiếng rít thanh quản, phù thanh quản.
b) Thở: thở nhanh, khò khè, tím tái, rối loạn nhịp thở.
c) Rối loạn ý thức: vật vã, hôn mê, co giật, rối loạn cơ tròn.
d) Tuần hoàn: sốc, mạch nhanh nhỏ, tụt huyết áp.
4. Ngừng tuần hoàn (độ IV): Biểu hiện ngừng hô hấp, ngừng tuần hoàn./."

Loại thuốc thiết yếu để cứu sống người bệnh gặp phản vệ là gì? Phác đồ sử dụng được quy định như thế nào?

Loại thuốc thiết yếu để cứu sống người bệnh gặp phản vệ là gì? Phác đồ sử dụng được quy định như thế nào?

Phác đồ sử dụng thuốc adrenalin trong xử trí cấp cứu phản vệ được quy định như thế nào?

Phác đồ sử dụng adrenalin trong xử trí cấp cứu phản vệ được quy định tại Mục IV Phục lục III ban hành kèm theo Thông tư 51/2017/TT-BYT như sau:

IV. Phác đồ sử dụng adrenalin và truyền dịch
Mục tiêu: nâng và duy trì ổn định HA tối đa của người lớn lên ≥ 90mmHg, trẻ em ≥ 70mmHg và không còn các dấu hiệu về hô hấp như thở rít, khó thở; dấu hiệu về tiêu hóa như nôn mửa, ỉa chảy.
1. Thuốc adrenalin 1mg = 1ml = 1 ống, tiêm bắp:
a) Trẻ sơ sinh hoặc trẻ < 10kg: 0,2ml (tương đương 1/5 ống).
b) Trẻ khoảng 10 kg: 0,25ml (tương đương 1/4 ống).
c) Trẻ khoảng 20 kg: 0,3ml (tương đương 1/3 ống).
d) Trẻ > 30kg: 0,5ml (tương đương 1/2 ống).
e) Người lớn: 0,5-1 ml (tương đương 1/2-1 ống).
2. Theo dõi huyết áp 3-5 phút/lần.
3. Tiêm nhắc lại adrenalin liều như khoản 1 mục IV 3-5 phút/lần cho đến khi huyết áp và mạch ổn định.
4. Nếu mạch không bắt được và huyết áp không đo được, các dấu hiệu hô hấp và tiêu hóa nặng lên sau 2-3 lần tiêm bắp như khoản 1 mục IV hoặc có nguy cơ ngừng tuần hoàn phải:
a) Nếu chưa có đường truyền tĩnh mạch: Tiêm tĩnh mạch chậm dung dịch adrenalin 1/10.000 (1 ống adrenalin 1mg pha với 9ml nước cất = pha loãng 1/10). Liều adrenalin tiêm tĩnh mạch chậm trong cấp cứu phản vệ chỉ bằng 1/10 liều adrenalin tiêm tĩnh mạch trong cấp cứu ngừng tuần hoàn. Liều dùng:
- Người lớn: 0,5-1 ml (dung dịch pha loãng 1/10.000=50-100µg) tiêm trong 1-3 phút, sau 3 phút có thể tiêm tiếp lần 2 hoặc lần 3 nếu mạch và huyết áp chưa lên. Chuyển ngay sang truyền tĩnh mạch liên tục khi đã thiết lập được đường truyền.
- Trẻ em: Không áp dụng tiêm tĩnh mạch chậm.
b) Nếu đã có đường truyền tĩnh mạch, truyền tĩnh mạch liên tục adrenalin (pha adrenalin với dung dịch natriclorid 0,9%) cho người bệnh kém đáp ứng với adrenalin tiêm bắp và đã được truyền đủ dịch. Bắt đầu bằng liều 0,1 µg/kg/phút, cứ 3-5 phút điều chỉnh liều adrenalin tùy theo đáp ứng của người bệnh.
c) Đồng thời với việc dùng adrenalin truyền tĩnh mạch liên tục, truyền nhanh dung dịch natriclorid 0,9% 1.000ml-2.000ml ở người lớn, 10-20ml/kg trong 10-20 phút ở trẻ em có thể nhắc lại nếu cần thiết.
5. Khi đã có đường truyền tĩnh mạch adrenalin với liều duy trì huyết áp ổn định thì có thể theo dõi mạch và huyết áp 1 giờ/lần đến 24 giờ."

Trên đây là phác đồ sử dụng adrenalin và truyền dịch trong xử trí cấp cứu phản vệ.

Chuẩn bị dự phòng cấp cứu phản vệ như thế nào?

Tại Điều 5 Thông tư 51/2017/TT-BYT hướng dẫn chuẩn bị dự phòng cấp cứu phản vệ như sau:

- Chuẩn bị thuốc adrenalin

- Nơi có sử dụng thuốc, xe tiêm phải được trang bị và sẵn sàng hộp thuốc cấp cứu phản vệ. Thành phần hộp thuốc cấp cứu phản vệ theo quy định tại mục I Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.

- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có hộp thuốc cấp cứu phản vệ và trang thiết bị y tế theo quy định tại mục II Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.

- Bác sĩ, nhân viên y tế phải nắm vững kiến thức và thực hành được cấp cứu phản vệ theo phác đồ.

- Trên các phương tiện giao thông công cộng máy bay, tàu thủy, tàu hỏa, cần trang bị hộp thuốc cấp cứu phản vệ theo hướng dẫn tại mục I Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.

Phản vệ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Triệu chứng để nhận biết phản vệ sau tiêm vaccine là gì? Phản vệ và sốc phản vệ khác nhau như thế nào?
Pháp luật
Các mức độ phản vệ có thể gặp phải khi bị dị ứng là gì? Xử trí phản vệ khi gặp dị ứng như thế nào?
Pháp luật
Có các trường hợp nào gặp phản vệ không phải do tiếp xúc với các nguồn dị nguyên gây dị ứng hay không?
Pháp luật
Loại thuốc thiết yếu để cứu sống người bệnh gặp phản vệ là gì? Phác đồ sử dụng được quy định như thế nào?
Pháp luật
Có bắt buộc phải test da để thử phản ứng phản vệ khi đi tiêm thuốc hay không? Thực hiện test da như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phản vệ
5,607 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phản vệ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phản vệ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào