Logo đơn vị sự nghiệp công lập mua 18 triệu có được gọi là tài sản cố định không? Nếu có thì là tài sản cố định hữu hình hay vô hình?

Logo đơn vị sự nghiệp công lập mua 18 triệu vậy có được gọi là tài sản cố định không ạ? Nếu có thì đây được xem là tài sản cố định hữu hình hay tài sản cố định vô hình? Việc quản lý tài sản cố định của đơn vị thực hiện thế nào? Câu hỏi của chị Thu Cúc (Đồng Nai).

Logo đơn vị sự nghiệp công lập mua 18 triệu có được gọi là tài sản cố định không?

Việc xác định tài sản cố định căn cứ theo Điều 3 Thông tư 45/2018/TT-BTC:

Điều 3. Quy định tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định
1. Tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định hữu hình
Tài sản cố định hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất, có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định, thỏa mãn đồng thời cả 02 tiêu chuẩn dưới đây:
a) Có thời gian sử dụng từ 01 (một) năm trở lên;
b) Có nguyên giá từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên.
2. Tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định vô hình
Tài sản cố định vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất mà cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đã đầu tư chi phí tạo lập tài sản hoặc được hình thành qua quá trình hoạt động, thỏa mãn đồng thời cả 02 tiêu chuẩn quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này.

Theo đó để được ghi nhận là tài sản cố định thì phải đáp ứng được đồng thời 2 tiêu chí:

- Có thời gian sử dụng từ 01 (một) năm trở lên;

- Có nguyên giá từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên.

Như vậy đối với logo của đơn vị sự nghiệp mua 18 triệu nếu có thời gian sử dụng từ 01 năm trở lên thì được ghi nhận là tài sản cố định.

Logo đơn vị sự nghiệp mua 18 triệu có được gọi là tài sản cố định không?

Logo đơn vị sự nghiệp mua 18 triệu có được gọi là tài sản cố định không? (Hình từ Internet)

Logo của đơn vị sự nghiệp công lập được xem là tài sản cố định hữu hình hay tài sản cố định vô hình?

Việc phân loại tài sản cố định của đơn vị sự nghiệp căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 45/2018/TT-BTC như sau:

Phân loại tài sản cố định
1. Phân loại theo tính chất, đặc điểm tài sản; bao gồm:
a) Tài sản cố định hữu hình
- Loại 1: Nhà, công trình xây dựng; gồm: Nhà làm việc; nhà kho; nhà hội trường; nhà câu lạc bộ; nhà văn hóa; nhà tập luyện và thi đấu thể thao; nhà bảo tồn, bảo tàng; nhà trẻ; nhà mẫu giáo; nhà xưởng; phòng học; nhà giảng đường; nhà ký túc xá; phòng khám, chữa bệnh; nhà an dưỡng; nhà khách; nhà ở; nhà công vụ; nhà, công trình xây dựng khác.
- Loại 2: Vật kiến trúc; gồm: Kho chứa, bể chứa, bãi đỗ, sân phơi, sân chơi, sân thể thao, bể bơi; giếng khoan, giếng đào, tường rào và vật kiến trúc khác.
- Loại 3: Xe ô tô; gồm: Xe ô tô phục vụ công tác các chức danh, xe ô tô phục vụ công tác chung, xe ô tô chuyên dùng, xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước và xe ô tô khác.
- Loại 4: Phương tiện vận tải khác (ngoài xe ô tô); gồm: Phương tiện vận tải đường bộ, phương tiện vận tải đường sắt, phương tiện vận tải đường thủy, phương tiện vận tải hàng không và phương tiện vận tải khác.
- Loại 5: Máy móc, thiết bị; gồm: Máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến; máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động chung của cơ quan, tổ chức, đơn vị; máy móc, thiết bị chuyên dùng và máy móc, thiết bị khác.
- Loại 6: Cây lâu năm, súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm.
- Loại 7: Tài sản cố định hữu hình khác.
b) Tài sản cố định vô hình
- Loại 1: Quyền sử dụng đất.
- Loại 2: Quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả.
- Loại 3: Quyền sở hữu công nghiệp.
- Loại 4: Quyền đối với giống cây trồng.
- Loại 5: Phần mềm ứng dụng.
- Loại 6: Thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập (bao gồm các yếu tố năng lực, chất lượng, uy tín, yếu tố lịch sử, bề dày truyền thống của đơn vị sự nghiệp công lập và các yếu tố khác có khả năng tạo ra các quyền, lợi ích kinh tế cho đơn vị sự nghiệp công lập).
- Loại 7: Tài sản cố định vô hình khác.

Đồng thời căn cứ theo Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (Được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009) thì logo, nhãn hiệu thuộc đối tượng quyền sở hữu công nghiệp.

Từ những quy định trên thì logo của đơn vị sự nghiệp công lập được xem là tài sản cố định vô hình.

Tài sản cố định tại đơn vị sự nghiệp công lập được quản lý thế nào?

Việc quản lý tài sản cố định của đơn vị sự nghiệp sẽ thực hiện theo quy định tại Điều 11 Thông tư 45/2018/TT-BTC, cụ thể:

Quản lý tài sản cố định
1. Mọi tài sản cố định hiện có tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp được quản lý chặt chẽ về hiện vật và giá trị theo đúng quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật có liên quan.
2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp có trách nhiệm lập thẻ tài sản cố định, kế toán đối với toàn bộ tài sản cố định hiện có của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp theo đúng quy định của chế độ kế toán hiện hành; thực hiện kiểm kê định kỳ hàng năm về tài sản cố định hiện có thực tế; báo cáo cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp để thống nhất kế toán điều chỉnh số liệu giữa kết quả kiểm kê và sổ kế toán (nếu có); thực hiện báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
3. Tài sản cố định đã tính đủ hao mòn nhưng vẫn còn sử dụng được thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp vẫn phải tiếp tục quản lý theo quy định của pháp luật.
Đơn vị sự nghiệp công lập
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực quan hệ lao động đã có tiêu chí và điểm xếp hạng mới nhất 2024
Pháp luật
Kế hoạch kiểm toán nội bộ hằng năm của đơn vị sự nghiệp công lập có được điều chỉnh khi có thay đổi cơ bản về quy mô không?
Pháp luật
Quy chế kiểm toán nội bộ của đơn vị sự nghiệp công lập có yêu cầu về tính độc lập, khách quan không?
Pháp luật
Đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ngoài là gì? Tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ngoài cần đáp ứng điều kiện gì?
Pháp luật
Đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động không hiệu quả có bị giải thể? Điều kiện giải thể đơn vị sự nghiệp công lập?
Pháp luật
Việc thành lập đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ngoài cần phải đáp ứng những điều kiện như thế nào?
Pháp luật
Quỹ phúc lợi của đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên được sử dụng để làm gì theo quy định?
Pháp luật
Nội dung Mẫu quy chế chi tiêu nội bộ mới nhất? Quy chế chi tiêu nội bộ đơn vị sự nghiệp công lập cần có ý kiến của ai?
Pháp luật
Thẩm quyền thanh lý xe ô tô trong đơn vị sự nghiệp công lập là của ai? Hồ sơ đề nghị thanh lý gồm các giấy tờ gì?
Pháp luật
Đơn vị sự nghiệp công lập lựa chọn hình thức thuê đất có phải được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hằng năm đúng không?
Pháp luật
Đã có Thông tư 11 2024 hướng dẫn xếp loại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ LĐTB và XH áp dụng từ ngày 15 12 2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đơn vị sự nghiệp công lập
3,195 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đơn vị sự nghiệp công lập

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đơn vị sự nghiệp công lập

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào