Lời chúc 20 tháng 11 dành cho người trong nghề giáo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam? Tổ chức văn nghệ ngày này lưu ý điều gì?
Lời chúc 20 11 dành riêng cho người trong nghề nhà giáo nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam?
Theo quy định tại Điều 75 Luật Giáo dục 2019 thì ngày 20 tháng 11 hằng năm là ngày Nhà giáo Việt Nam.
*Dưới đây là một số lời chúc 20 11 dành riêng cho người trong nghề nhà giáo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam mà người đọc có thể tham khảo:
1. "Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, xin gửi tới thầy cô giáo thân yêu lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành công trong sự nghiệp 'trồng người'. Mong rằng thầy cô sẽ luôn giữ được ngọn lửa nhiệt huyết, cùng nhau vun đắp những thế hệ học trò ngày càng trưởng thành và tỏa sáng." 2. "Chúc các thầy cô giáo yêu quý một ngày 20/11 tràn ngập niềm vui và ý nghĩa. Cảm ơn thầy cô vì đã luôn nỗ lực hết mình để mang lại những điều tốt đẹp nhất cho học sinh. Hãy tự hào vì chúng ta là những người gieo hạt giống tương lai!" 3. "Kính chúc các thầy cô luôn tràn đầy sức khỏe, tình yêu nghề và niềm tin vào sứ mệnh cao cả. Hy vọng những giá trị tốt đẹp mà chúng ta gieo hôm nay sẽ mãi mãi được khắc ghi trong trái tim mỗi học trò." 4. "Nhân ngày 20/11, chúc thầy cô giáo mãi là những người truyền cảm hứng tuyệt vời nhất. Hãy tiếp tục mang đến những ước mơ lớn cho học sinh, và luôn cảm nhận được niềm vui từ nghề nghiệp đáng tự hào này." |
Lưu ý: Lời chúc 20 11 dành riêng cho người trong nghề nhà giáo chỉ mang tính chất tham khảo
Lời chúc 20 tháng 11 dành cho người trong nghề giáo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam? Tổ chức văn nghệ ngày này lưu ý điều gì? (Hình từ Internet)
Tổ chức văn nghệ ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 lưu ý điều gì?
Tổ chức văn nghệ ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 lưu ý điều gì thì căn cứ Mục 3 Thông tư 26-TT-1982 như sau:
Để thể hiện đầy đủ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với đội ngũ giáo viên; để nêu rõ vị trí, vai trò quan trọng của đội ngũ giáo viên trong sự nghiệp đào tạo lớp người mới xây dựng chủ nghĩa xã hội bảo vệ Tổ quốc; để phát huy truyền thống của nhân dân ta luôn tôn trọng, quý mến thầy giáo, cô giáo, ngày 28 tháng 9 năm 1982 Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Quyết định số 167-HĐBT về ngày Nhà giáo Việt Nam .
Sau khi thoả thuận với Công đoàn giáo dục, Bộ hướng dẫn thực hiện ngày Nhà giáo Việt Nam như sau:
1. Ngày Nhà giáo Việt Nam được tổ chức thống nhất trong cả nước vào ngày 20 tháng 11 hàng năm trong tất cả các trường học ở các cấp, thuộc các ngành học mẫu giáo, bổ túc văn hoá, phổ thông và sư phạm.
...
3. Trong ngày 20 tháng 11, các trường học có thể sắp xếp lại việc học tập, giảng dạy để giáo viên được nghỉ và tham gia các sinh hoạt của trường và địa phương.
Từng trường học cần có những hình thức sinh hoạt phong phú, gọn nhẹ như giới thiệu truyền thống nhà giáo; kể lại những kỷ niệm sâu sắc nhất trong nghề dạy học; trích đọc thư của học sinh gửi về trường; mời học sinh có nhiều thành tích trong sản xuất, học tập, công tác và chiến đấu về trường nói chuyện; hội thảo về vinh dự, trách nhiệm của cô giáo, thầy giáo; giáo dục lòng yêu nghề, yêu trẻ cho học sinh trường sư phạm; tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao ...
Các trường học cần sơ kết thi đua và phát động đợt thi đua mới nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ đề ra trong học kỳ I.
Từ nhiều năm nay , các địa phương đã có kinh nghiệm tổ chức ngày 20 tháng 11. Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định của Hội đồng Bộ trưởng bảo dảm được ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam, các địa phương cần thực hiện thông tư này và vận dụng các kinh nghiệm tốt để ngày 20 tháng 11 hàng năm được tổ chức thật trọng thể, thiết thực, tránh hình thức phô trương, gây phiền hà cho học sinh và cha mẹ học sinh.
Như vậy, trong trường hợp tổ chức văn nghệ ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 phải lưu ý tổ chức trọng thể, thiết thực, tránh hình thức phô trương, gây phiền hà cho học sinh và cha mẹ học sinh.
Ngày 20 tháng 11 ngày Nhà giáo Việt Nam những ai được nghỉ?
Căn cứ quy định tại Điều 13 Luật Viên chức 2010 như sau:
Quyền của viên chức về nghỉ ngơi
1. Được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ.
2. Viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa hoặc trường hợp đặc biệt khác, nếu có yêu cầu, được gộp số ngày nghỉ phép của 02 năm để nghỉ một lần; nếu gộp số ngày nghỉ phép của 03 năm để nghỉ một lần thì phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Đối với lĩnh vực sự nghiệp đặc thù, viên chức được nghỉ việc và hưởng lương theo quy định của pháp luật.
4. Được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
Hiện nay, pháp luật không có quy định nào về việc ngày 20 11 học sinh được nghỉ học, theo đó, học sinh sẽ được nghỉ học căn cứ vào lịch nghỉ của giáo viên và nhà trường.
Theo quy định trên, có thể thấy giáo viên sẽ được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.
Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo đó, ngày 20 tháng 11 không phải là ngày nghỉ lễ tết của người lao động và không phải là ngày nghỉ lễ, tết của giáo viên.
Tuy nhiên tại Điều 4 Quyết định 167-HĐBT năm 1982 có quy định:
Trong ngày 20 tháng 11, các trường có thể sắp xếp lại việc học tập và giảng dạy để giáo viên được nghỉ và tham gia các sinh hoạt của trường và của địa phương.
Như vậy, ngày 20 tháng 11 không phải là ngày lễ, tết mà giáo viên, người lao động được nghỉ hưởng lương và cũng không phải là ngày nghỉ của học sinh.
Tuy nhiên, vào ngày này giáo viên có thể được nghỉ theo sự sắp xếp của nhà trường để giáo viên được nghỉ và tham gia các sinh hoạt của trường và của địa phương.
Ngoài ra, vào ngày 20 11, giáo viên và người lao động cũng có thể nghỉ bằng cách xin nghỉ phép trừ vào ngày phép năm hoặc nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định tại Điều 113, Điều 114 và Điều 115 Bộ luật Lao động 2019.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?