Lợi dụng hoạt động phòng chống bạo lực gia đình để thực hiện hành vi trái pháp luật sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- 07 Hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động phòng chống bạo lực gia đình là gì?
- Lợi dụng hoạt động phòng chống bạo lực gia đình để thực hiện hành vi trái pháp luật sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Thời hiệu xử phạt hành vi lợi dụng hoạt động phòng chống bạo lực gia đình để thực hiện hành vi trái pháp luật là bao lâu?
07 Hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động phòng chống bạo lực gia đình là gì?
07 Hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động phòng chống bạo lực gia đình được quy định tại Điều 5 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 gồm:
(1) Hành vi bạo lực gia đình quy định tại Điều 3 của Luật này.
(2) Kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, giúp sức, cưỡng ép người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình.
(3). Sử dụng, truyền bá thông tin, tài liệu, hình ảnh, âm thanh nhằm kích động bạo lực gia đình.
(4) Trả thù, đe dọa trả thù người giúp đỡ người bị bạo lực gia đình, người phát hiện, báo tin, tố giác, ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình.
(5) Cản trở việc phát hiện, báo tin, tố giác, ngăn chặn và xử lý hành vi bạo lực gia đình.
(6) Lợi dụng hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình để thực hiện hành vi trái pháp luật.
(7) Dung túng, bao che, không xử lý, xử lý không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi bạo lực gia đình.
Lợi dụng hoạt động phòng chống bạo lực gia đình để thực hiện hành vi trái pháp luật sẽ bị xử phạt bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Lợi dụng hoạt động phòng chống bạo lực gia đình để thực hiện hành vi trái pháp luật sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
Căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 65 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Hành vi lợi dụng hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình để trục lợi
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Đòi tiền của nạn nhân hoặc người nhà nạn nhân sau khi có hành động giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình;
b) Yêu cầu thanh toán chi phí sinh hoạt của nạn nhân ở địa chỉ tin cậy tại cộng đồng;
c) Lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của nạn nhân bạo lực gia đình để yêu cầu họ thực hiện hành vi trái pháp luật.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Thành lập cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình, cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình để hoạt động trục lợi;
b) Lợi dụng hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hoạt động, chứng chỉ hành nghề từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm a và b khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
Cùng với đó, căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính
1. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình đối với cá nhân là 30.000.000 đồng, đối với tổ chức là 60.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội đối với cá nhân là 40.000.000 đồng, đối với tổ chức là 80.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ đối với cá nhân là 50.000.000 đồng, đối với tổ chức là 100.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội đối với cá nhân là 75.000.000 đồng, đối với tổ chức là 150.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Theo đó, hành vi lợi dụng hoạt động phòng chống bạo lực gia đình để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật sẽ bị xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với cá nhân, đối với tổ chức mức xử phạt sẽ từ 20.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.
Thời hiệu xử phạt hành vi lợi dụng hoạt động phòng chống bạo lực gia đình để thực hiện hành vi trái pháp luật là bao lâu?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình là 01 năm.
2. Thời điểm để tính thời hiệu phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
c) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính chuyển đến thì thời hiệu xử phạt được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này và các điểm a và b khoản này tính đến thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Theo đó, thời hiệu xử phạt hành chính đối với hành vi lợi dụng hoạt động phòng chống bạo lực gia đình để thực hiện hành vi trái pháp luật là 01 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức nộp thuế môn bài 2025 là bao nhiêu? Hạn nộp lệ phí môn bài năm 2025 đến khi nào? Tính tiền chậm nộp thuế môn bài 2025 ra sao?
- Không bật đèn xe vào ban đêm bị phạt bao nhiêu tiền 2025? Quy định khung giờ bắt buộc phải bật đèn xe?
- Lỗi không gắn biển số xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Lỗi không gắn biển số xe máy 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Mẫu cam kết không sử dụng pháo nổ của hộ gia đình? Tải mẫu bản cam kết không sử dụng pháo nổ của hộ gia đình ở đâu?
- Thời hạn nộp thuế môn bài 2025 khi nào? Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế môn bài được quy định như thế nào?