Lối thoát nạn của cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke cần phải đáp ứng yêu cầu gì về phòng cháy chữa cháy?
Lối thoát nạn của cơ sở kinh doanh karaoke cần phải đáp ứng yêu cầu gì về phòng cháy chữa cháy?
Lối thoát nạn của cơ sở kinh doanh karaoke (Hình từ Internet)
Căn cứ Điều 6 Thông tư 147/2020/TT-BCA quy định:
Thiết kế về phòng cháy và chữa cháy
1. Thiết kế về phòng cháy và chữa cháy được thực hiện đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường độc lập cao từ 3 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 1.500 m3 trở lên, cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường nằm trong nhà, công trình thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP .
2. Cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường quy định tại khoản 1 Điều này phải được thiết kế về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
...
c) Chiều cao lớn nhất cho phép của cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường độc lập phụ thuộc vào bậc chịu lửa và được xác định tương ứng với nhóm các công trình công cộng, nhưng không vượt quá 16 tầng; không được bố trí quá tầng 16 khi cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường nằm trong nhà công năng khác theo quy chuẩn QCVN 06:2020/BXD; cho phép bố trí bên trong tầng hầm 1 hoặc tầng bán hầm khi tổng diện tích không lớn hơn 300 m2 và có ít nhất 02 lối thoát nạn trực tiếp ra ngoài nhà;
d) Lối thoát nạn bảo đảm theo quy định của QCVN 06:2020/BXD;
...
e) Thiết kế, lắp đặt biển quảng cáo của công trình phải bảo đảm các yêu cầu về kỹ thuật, kết cấu, vật liệu, chiếu sáng được quy định của QCVN 17:2018/BXD “Quy chuẩn về xây dựng và lắp đặt phương tiện quảng cáo ngoài trời” (sau đây viết gọn là QCVN 17:2018/BXD), cụ thể như sau:
Vị trí lắp đặt biển quảng cáo không che kín toàn bộ nhà, công trình, che lấp các lối thoát nạn, ban công;
...
Theo các quy định trên thì cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke độc lập, cao từ 03 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 1.500 m3 trở lên thì lối thoát nạn cần đáp ứng điều kiện sau:
- Có ít nhất 02 lối thoát nạn trực tiếp ra ngoài nhà.
- Không lắp đặt biển quảng cáo che lắp
- Lối thoát nạn phải đảm bảo QCVN 06:2021/BXD (Mục 3.2 Lối ra thoát nạn và lối ra khẩn cấp)
Cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke phải đảm bảo các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy như thế nào?
Căn cứ vào Điều 5 Thông tư 147/2020/TT-BCA:
Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy
1. Cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định tại Điều 5 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy (sau đây viết gọn là Nghị định số 136/2020/NĐ-CP) như sau:
a) Cơ sở cao từ 3 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 1.000 m3 trở lên phải bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP;
b) Cơ sở cao dưới 3 tầng hoặc có tổng khối tích dưới 1.000 m3 phải bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP;
c) Cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường được bố trí trong nhà cao tầng, nhà đa năng bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.
2. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định tại khoản 1 Điều này phải được người đứng đầu cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường tổ chức thực hiện và duy trì trong suốt quá trình hoạt động.
Như vậy, ngoài điều kiện về lối thoát nạn thì cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke cũng phải đảm bảo các điều kiện về an toàn phòng cháy chữa cháy nêu trên.
Trách nhiệm kiểm tra an toàn về phòng cháy, chữa cháy quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Thông tư 147/2020/TT-BCA:
Kiểm tra an toàn về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
1. Cơ quan Công an thực hiện kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường theo quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 16 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP và kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn về cứu nạn, cứu hộ đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy (sau đây viết gọn là Nghị định số 83/2017/NĐ-CP).
2. Người đứng đầu cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường có trách nhiệm tự tổ chức kiểm tra an toàn về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với cơ sở thuộc phạm vi quản lý theo nội dung và hình thức kiểm tra quy định tại khoản 2 và điểm a, điểm b khoản 3 Điều 16 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP, khoản 1 Điều 12 Nghị định số 83/2017/NĐ-CP.
Như vậy, cơ quan Công an có trách nhiệm thực hiện kiểm tra về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke và kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn về cứu nạn, cứu hộ đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke.
Bên cạnh đó, người đứng đầu cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường có trách nhiệm tự tổ chức kiểm tra an toàn về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với cơ sở của mình quản lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?