Lớp học hòa nhập đối với người khuyết tật là gì? Mỗi lớp học hòa nhập có bao nhiêu người khuyết tật?
Lớp học hòa nhập đối với người khuyết tật là gì?
Lớp học hòa nhập đối với người khuyết tật được giải thích tại khoản 3 Điều 2 Thông tư 03/2018/TT-BGDĐT là lớp học có người khuyết tật học tập cùng với người không khuyết tật trong cơ sở giáo dục.
Lớp học hòa nhập đối với người khuyết tật là gì? Mỗi lớp học hòa nhập có bao nhiêu người khuyết tật? (Hình từ Internet)
Mỗi lớp học hòa nhập có bao nhiêu người khuyết tật?
Mỗi lớp học hòa nhập có bao nhiêu người khuyết tật, theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 03/2018/TT-BGDĐT như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở giáo dục thực hiện giáo dục hòa nhập
1. Phát hiện, huy động và tiếp nhận người khuyết tật học tập tại cơ sở giáo dục.
2. Sắp xếp, bố trí các lớp học phù hợp với người khuyết tật; đảm bảo mỗi lớp học hòa nhập có không quá 02 (hai) người khuyết tật. Trường hợp đặc biệt, thủ trưởng cơ sở giáo dục căn cứ vào Điều kiện thực tế có thể sắp xếp, bố trí thêm người khuyết tật trong một lớp học để đảm bảo cho những người khuyết tật có nhu cầu học hòa nhập đều được đi học.
3. Xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động can thiệp sớm, giáo dục hòa nhập; tư vấn, định hướng nghề nghiệp phù hợp nhu cầu và khả năng của người khuyết tật.
4. Xây dựng môi trường giáo dục hòa nhập, thân thiện, đảm bảo người khuyết tật được tôn trọng, hỗ trợ, hợp tác và được tham gia bình đẳng trong mọi hoạt động giáo dục.
5. Phối hợp với gia đình, cộng đồng, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập, cơ sở giáo dục chuyên biệt thực hiện giáo dục hòa nhập.
6. Hỗ trợ thực hiện các hoạt động can thiệp sớm và phát triển kỹ năng cơ bản cho người khuyết tật để hòa nhập cộng đồng.
7. Cung cấp thông tin về giáo dục của người khuyết tật đang học hòa nhập tại cơ sở giáo dục cho hội đồng xác định mức độ khuyết tật của xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).
8. Phát triển năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên, nhân viên đáp ứng nhiệm vụ giáo dục hòa nhập.
9. Huy động nhân lực hỗ trợ giáo dục hòa nhập và sử dụng nguồn ngân sách Nhà nước dành cho việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục hòa nhập theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì mỗi lớp học hòa nhập có không quá 02 người khuyết tật.
Nếu trường hợp đặc biệt, thủ trưởng cơ sở giáo dục căn cứ vào Điều kiện thực tế có thể sắp xếp, bố trí thêm người khuyết tật trong một lớp học để đảm bảo cho những người khuyết tật có nhu cầu học hòa nhập đều được đi học.
Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm gì đối với giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật?
Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm gì đối với giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật, thì theo quy định tại Điều 16 Thông tư 03/2018/TT-BGDĐT như sau:
Đối với giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật thì Ủy ban nhân dân tỉnh có các trách nhiệm sau:
- Thực hiện quy hoạch hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập đáp ứng nhu cầu can thiệp sớm và giáo dục hòa nhập tại địa phương;
- Thực hiện nghiêm túc chính sách về giáo dục hòa nhập theo quy định, ban hành các chính sách của địa phương về giáo dục hòa nhập;
- Chỉ đạo thực hiện Chương trình, kế hoạch, quy hoạch phát triển giáo dục hòa nhập tại địa phương;
- Đảm bảo ngân sách và các Điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị, đồ dùng dạy học, đồ chơi đáp ứng yêu cầu chăm sóc, can thiệp sớm và giáo dục hòa nhập; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, giảng viên, nhân viên đáp ứng yêu cầu chất lượng giáo dục hòa nhập của địa phương; Chỉ đạo Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh đảm bảo các Điều kiện tối thiểu đáp ứng yêu cầu giáo dục hòa nhập tại địa phương;
- Huy động các nguồn lực từ cộng đồng, tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước hỗ trợ thực hiện giáo dục hòa nhập tại địa phương;
- Chỉ đạo các ban, ngành phối hợp với ngành Giáo dục Điều tra, phát hiện, can thiệp sớm và thực hiện có hiệu quả giáo dục hòa nhập tại địa phương;
- Kiểm tra việc thực hiện các quy định về giáo dục hòa nhập tại địa phương.
Ai có trách nhiệm xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân khi học giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật?
Ai có trách nhiệm xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân khi học giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật được quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 03/2018/TT-BGDĐT như sau:
Kế hoạch giáo dục cá nhân
1. Mỗi người khuyết tật học hòa nhập có kế hoạch giáo dục cá nhân.
2. Kế hoạch giáo dục cá nhân do giáo viên, giảng viên phối hợp với nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật, gia đình người khuyết tật xây dựng trên cơ sở khả năng và nhu cầu của người khuyết tật, Chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học phù hợp với Điều kiện thực tế của cơ sở giáo dục.
3. Kế hoạch giáo dục cá nhân bao gồm các thông tin về: khả năng, nhu cầu; các đặc điểm cá nhân; Mục tiêu năm học và Mục tiêu học kỳ; thời gian, nội dung, biện pháp và người thực hiện; kết quả đánh giá và Điều chỉnh sau đánh giá đối với người học.
Như vậy, theo quy định trên thì kế hoạch giáo dục cá nhân do giáo viên, giảng viên phối hợp với nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật, gia đình người khuyết tật xây dựng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?