Lứa tuổi nào được xem là trẻ em mẫu giáo? Lớp dành cho trẻ em mẫu giáo có nằm trong trường mầm non hay không?
Lứa tuổi nào được xem là trẻ em mẫu giáo?
Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm theo Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT như sau:
"Điều 15. Nhóm trẻ, lớp mẫu giáo
1. Trẻ em được tổ chức theo nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo.
a) Đối với nhóm trẻ: trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi được tổ chức thành các nhóm trẻ. Số lượng trẻ em tối đa trong một nhóm trẻ được quy định như sau:
- Nhóm trẻ từ 03 đến 12 tháng tuổi: 15 trẻ em;
- Nhóm trẻ từ 13 đến 24 tháng tuổi: 20 trẻ em;
- Nhóm trẻ từ 25 đến 36 tháng tuổi: 25 trẻ em;
b) Đối với lớp mẫu giáo: Trẻ em từ 03 tuổi đến 06 tuổi được tổ chức thành các lớp mẫu giáo. Số lượng trẻ em tối đa trong một lớp mẫu giáo được quy định như sau:
- Lớp mẫu giáo 3 - 4 tuổi: 25 trẻ em;
- Lớp mẫu giáo 4 - 5 tuổi: 30 trẻ em;
- Lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi: 35 trẻ em.
2. Nếu số lượng trẻ em trong mỗi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo không đủ 50% so với số trẻ tối đa được quy định tại điểm a và điểm b, khoản 1 của Điều này thì được tổ chức thành nhóm trẻ ghép có không quá 20 trẻ em hoặc lớp mẫu giáo ghép có không quá 30 trẻ.
3. Mỗi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có không quá 02 trẻ em khuyết tật học hòa nhập.
4. Mỗi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có đủ số lượng giáo viên theo quy định.
5. Trường mầm non có thể có điểm trường ở những địa bàn khác nhau để tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em đến trường. Mỗi điểm trường do hiệu trưởng phụ trách hoặc phân công phó hiệu trưởng phụ trách."
Theo đó, bạn có thể thấy rằng quy định hiện nay phân chia rằng trẻ em mẫu giáo có nghĩa là trẻ em từ ba tuổi đến sáu tuổi, không bao gồm bé dưới ba tuổi.
Cho nên trẻ em dưới 3 tuổi không được xem là nằm trong nhóm trẻ lớp mẫu giáo.
Trẻ em mẫu giáo
Lớp dành cho trẻ em mẫu giáo có nằm trong trường mầm non hay không?
Căn cứ Điều 5 Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm theo Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT như sau:
"Điều 5. Tên trường, biển tên trường
1. Đặt tên trường
a) Tên trường gồm: Trường mầm non (hoặc trường mẫu giáo hoặc nhà trẻ) và tên riêng của trường. Tên trường được ghi trên quyết định thành lập, con dấu, biển tên và các giấy tờ giao dịch.
b) Tên riêng của trường phải bảo đảm rõ ràng, minh bạch, không gây hiểu sai về tổ chức và hoạt động của nhà trường; phù hợp truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc và quy định về sở hữu trí tuệ.
2. Biển tên trường
a) Góc trên bên trái:
- Dòng thứ nhất: Ủy ban nhân dân cấp huyện và tên đơn vị cấp huyện;
- Dòng thứ hai: Phòng Giáo dục và Đào tạo.
b) Ở giữa: Tên nhà trường theo quy định tại khoản 1 của Điều này, nếu sử dụng tên nước ngoài, phải ghi bên dưới tên tiếng Việt và cỡ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt. Đối với điểm trường, tên điểm trường ghi dưới tên trường.
c) Góc dưới bên trái: Địa chỉ, số điện thoại, trang web (nếu có), địa chỉ email, số quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập."
Cho nên có thể thấy rằng việc đặc tên trường có thể linh hoạt tùy theo trường đó mà có thể đặt là trường mầm non hoặc trường mẫu giáo hoặc nhà trẻ.
Như vậy, trong trường mầm non hoặc trường mẫu giáo, nhà trẻ sẽ được tổ chức các lớp mẫu giáo bạn nhé.
Trẻ em mẫu giáo có những quyền như thế nào?
Căn cứ Điều 33 Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm theo Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT như sau:
"Điều 33. Quyền của trẻ em
1. Được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phù hợp với điều kiện đi lại của trẻ và khả năng tiếp nhận của trường mầm non.
2. Được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục theo chương trình giáo dục mầm non phù hợp với khả năng và nhu cầu của trẻ em.
3. Trẻ em khuyết tật được giáo dục hòa nhập và được hưởng chính sách về giáo dục đối với người khuyết tật theo quy định.
4. Được bảo đảm an toàn về thể chất và tinh thần; được chăm sóc, tôn trọng và đối xử bình đẳng; được bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng; được bảo đảm điều kiện cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn tại trường mầm non.
5. Được tham gia các hoạt động phát huy khả năng của cá nhân.
6. Được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định.
7. Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật."
Như vậy, trên đây là các quy định có liên quan gửi đến bạn đọc tham khảo thêm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?