Luật sư có được phép tham gia quá trình niêm phong vật chứng không? Chỉ được niêm phong vật chứng khi nào?
Luật sư có được phép tham gia quá trình niêm phong vật chứng không?
Người tham gia niêm phong vật chứng được quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 127/2017/NĐ-CP như sau:
Người tham gia niêm phong, mở niêm phong vật chứng
1. Người tham gia niêm phong vật chứng:
a) Người chứng kiến hoặc đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi thực hiện niêm phong vật chứng;
b) Người liên quan; đại diện cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm liên quan đến vật chứng được niêm phong (nếu có);
c) Người bào chữa (nếu có).
2. Người tham gia mở niêm phong vật chứng:
a) Người liên quan; đại diện cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm liên quan đến vật chứng được niêm phong (nếu có);
b) Người bào chữa (nếu xét thấy cần thiết);
c) Đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi mở niêm phong vật chứng (trong trường hợp cần thiết);
d) Đại diện cơ quan quản lý vật chứng được niêm phong trong những trường hợp vật chứng được bảo quản tại các cơ quan chuyên môn.
Theo quy định trên thì những người tham gia niêm phong vật chứng bao gồm:
(1) Người chứng kiến hoặc đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi thực hiện niêm phong vật chứng;
(2) Người liên quan; đại diện cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm liên quan đến vật chứng được niêm phong (nếu có);
(3) Người bào chữa (nếu có).
Như vậy, trong trường hợp này luật sư là người bào chữa cho bị cáo thì được phép tham gia vào quá trình niêm phong vật chứng.
Lưu ý: Theo Điều 10 Nghị định 127/2017/NĐ-CP quy định thì khi tham gia vào quá trình niêm phong vật chứng, luật sư bào chữ có trách nhiệm:
(1) Có mặt tham gia niêm phong vật chứng khi có yêu cầu của người tổ chức thực hiện niêm phong vật chứng.
(2) Chứng kiến quá trình niêm phong vật chứng.
(3) Ký, ghi rõ họ tên hoặc điểm chỉ vào giấy niêm phong vật chứng.
(4) Tham gia kiểm tra niêm phong của vật chứng.
(5) Ký, ghi rõ họ tên hoặc điểm chỉ vào biên bản niêm phong vật chứng.
Luật sư có được phép tham gia quá trình niêm phong vật chứng không? (Hình từ Internet)
Chỉ được niêm phong vật chứng khi nào?
Nguyên tắc niêm phong vật chứng được quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 127/2017/NĐ-CP như sau:
Nguyên tắc niêm phong, mở niêm phong vật chứng
1. Chỉ thực hiện niêm phong, mở niêm phong vật chứng khi có yêu cầu phục vụ hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.
2. Bảo đảm đúng trình tự, thủ tục, hình thức, thẩm quyền theo quy định của pháp luật và quy định của Nghị định này.
3. Bảo đảm nhanh chóng, kịp thời; bảo đảm tôn trọng lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
4. Bảo đảm tính nguyên vẹn của vật chứng.
Như vậy, theo quy định thì chỉ được niêm phong vật chứng khi có yêu cầu phục vụ hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.
Bên cạnh đó, Điều 5 của Nghị định 127/2017/NĐ-CP cũng quy định cụ thể rằng mọi vật chứng sau khi thu thập phải được niêm phong, trừ các trường hợp sau:
(1) Vật chứng là động vật, thực vật sống.
(2) Vật chứng là tài liệu được đưa vào hồ sơ vụ án.
(3) Vật chứng thuộc loại mau hỏng hoặc khó bảo quản.
(4) Những vật chứng khác mà cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng xét thấy không cần thiết phải niêm phong.
Việc thực hiện niêm phong vật chứng được tiến hành thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 8 Nghị định 127/2017/NĐ-CP quy định thì việc niêm phong vật chứng được thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Kiểm tra vật chứng cần niêm phong để mô tả cụ thể, đầy đủ, chính xác thực trạng của vật chứng vào biên bản niêm phong vật chứng;
Bước 2: Đóng gói hoặc đóng kín vật chứng cần niêm phong (trường hợp vật chứng đóng gói hoặc đóng kín được).
Bước 3: Những người tổ chức thực hiện niêm phong, tham gia niêm phong vật chứng ký, ghi rõ họ tên hoặc điểm chỉ (kèm chú thích họ tên người điểm chi) vào giấy niêm phong (viết hoặc điểm chỉ rõ ràng bằng mực khó phai);
Bước 4: Đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện niêm phong vật chứng hoặc của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tổ chức thực hiện niêm phong vật chứng vào giấy niêm phong;
Bước 5: Dán giấy niêm phong:
- Đối với vật chứng đóng gói hoặc đóng kín, giấy niêm phong phải dán đè lên những phần có thể mở được để lấy vật chứng hoặc có thể tác động làm thay đổi tính nguyên vẹn của vật chứng;
- Đối với vật chứng có khối lượng, kích thước lớn hoặc không thể di chuyển được, giấy niêm phong phải dán đè lên những phần quan trọng có tính xác định nguồn gốc, xuất xứ, đặc trưng của vật chứng và những phần ghép, nối của vật chứng;
Tùy từng trường hợp cụ thể, phải có hình thức bảo vệ giấy niêm phong cho phù hợp với điều kiện vận chuyển và bảo quản.
Bước 6: Kiểm tra niêm phong của vật chứng (giấy niêm phong phải đảm bảo không bị rách, biến dạng; không bị mất, biến dạng các thông tin ghi trên giấy niêm phong).
Lưu ý: Một vật chứng có thể thực hiện niêm phong, mở niêm phong một hoặc nhiều lần. Sau mỗi lần mở niêm phong, khi kết thúc sử dụng vật chứng phải niêm phong lại theo đúng trình tự, thủ tục quy định của Nghị định 127/2017/NĐ-CP và gửi về nơi bảo quản vật chứng theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi xảy ra sự kiện gì công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường? Nội dung công bố thông tin định kỳ là gì?
- 15 thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú của công dân theo Nghị định 154/2024 áp dụng từ 2025 thế nào?
- Lời chúc ngày truyền thống của Hội Cựu chiến binh Việt Nam 6 12 2024? Lời chúc kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội CCB Việt Nam?
- Khẩu hiệu Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam 2024 ý nghĩa? Khẩu hiệu tuyên truyền kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Hội CCB Việt Nam 2024?
- 04 báo cáo lao động doanh nghiệp phải nộp trước khi kết thúc năm? Mẫu báo cáo lao động mới nhất?