Luật sư có được tự do lựa chọn tổ chức thực hiện bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ hay không?
Tổ chức nào thực hiện bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ của luật sư?
Theo Điều 4 Thông tư 02/2019/TT-BTP quy định về các tổ chức thực hiện bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ như sau:
Tổ chức thực hiện bồi dưỡng
1. Liên đoàn luật sư Việt Nam (Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ luật sư Việt Nam, Câu lạc bộ luật sư thương mại quốc tế Việt Nam thuộc Liên đoàn luật sư Việt Nam).
2. Đoàn luật sư.
3. Cơ sở đào tạo nghề luật sư.
Việc tổ chức bồi dưỡng phải đảm bảo nội dung theo quy định tại Điều 3 của Thông tư này.
Theo đó, tổ chức thực hiện bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ bao gồm:
- Liên đoàn luật sư Việt Nam (Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ luật sư Việt Nam, Câu lạc bộ luật sư thương mại quốc tế Việt Nam thuộc Liên đoàn luật sư Việt Nam).
- Đoàn luật sư.
- Cơ sở đào tạo nghề luật sư.
Luật sư có được tự do lựa chọn tổ chức thực hiện bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ hay không?
Theo khoản 2 Điều 9 Thông tư 02/2019/TT-BTP quy định vè quyền và trách nhiệm của luật sư như sau:
Quyền và trách nhiệm của luật sư
1. Tham gia đầy đủ thời gian bồi dưỡng theo quy định tại Điều 5 của Thông tư này.
2. Được lựa chọn tổ chức thực hiện bồi dưỡng, nội dung bồi dưỡng phù hợp với lĩnh vực hành nghề và nhu cầu bồi dưỡng của mình.
3. Gửi Đoàn luật sư nơi luật sư là thành viên một trong các giấy tờ quy định tại Điều 7 của Thông tư này trước ngày 15/12 hàng năm.
Theo quy định nêu trên thì luật sư có quyền được tự do lựa chọn tổ chức thực hiện bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực hành nghề và nhu cầu bồi dưỡng của mình.
Cũng theo quy định này, ngoài quyền lợi nêu trên thì luật sư còn có trách nhiệm sau:
- Tham gia đầy đủ thời gian bồi dưỡng theo quy định tại Điều 5 Thông tư 02/2019/TT-BTP, cụ thể:
Thời gian tham gia bồi dưỡng và quy đổi thời gian tham gia bồi dưỡng
1. Thời gian tham gia bồi dưỡng tối thiểu là 08 giờ/năm.
...
- Gửi Đoàn luật sư nơi luật sư là thành viên một trong các giấy tờ quy định tại Điều 7 Thông tư 02/2019/TT-BTP trước ngày 15/12 hàng năm, bao gồm:
Giấy tờ xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng
1. Giấy chứng nhận tham gia bồi dưỡng theo mẫu BDLS-04 do tổ chức quy định tại Điều 4 của Thông tư này cấp.
2. Tạp chí, sách, giáo trình đã được xuất bản theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 của Thông tư này.
3. Văn bản xác nhận hoặc giấy tờ chứng nhận đã tham gia các hoạt động quy định tại các điểm b, c, d, đ khoản 2 Điều 5 của Thông tư này.
Tổ chức thực hiện bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ của luật sư (Hình từ Internet)
Việc tổ chức thực hiện bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ của luật sư phải đảm bảo những nội dung nào?
Theo Điều 2 Thông tư 02/2019/TT-BTP quy định nguyên tắc thực hiện bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ của luật sư như sau:
Nguyên tắc thực hiện bồi dưỡng
1. Bảo đảm đúng, đủ thời gian, nội dung, chương trình và chất lượng bồi dưỡng.
2. Bảo đảm trách nhiệm, hiệu quả của việc thực hiện nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng.
Theo đó, khi thực hiện bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ của luật sư phải bảo đảm nguyên tắc:
- Bảo đảm đúng, đủ thời gian, nội dung, chương trình và chất lượng bồi dưỡng.
- Bảo đảm trách nhiệm, hiệu quả của việc thực hiện nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng.
Bên cạnh đó tại Điều 3 Thông tư 02/2019/TT-BTP có quy định về nội dung bồi dưỡng như sau:
Nội dung, hình thức bồi dưỡng
1. Tùy thuộc vào yêu cầu bồi dưỡng bắt buộc hàng năm, nội dung bồi dưỡng bao gồm một hoặc một số nội dung sau đây:
a) Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư;
b) Cập nhật, bổ sung kiến thức pháp luật;
c) Kỹ năng hành nghề luật sư và kỹ năng hỗ trợ cho hoạt động hành nghề luật sư;
d) Kỹ năng quản trị tổ chức hành nghề luật sư.
2. Việc bồi dưỡng được tổ chức dưới hình thức khóa bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của luật sư hoặc trao đổi kinh nghiệm hành nghề luật sư.
Căn cứ quy định trên thì tùy thuộc vào yêu cầu bồi dưỡng bắt buộc hàng năm, việc tổ chức thực hiện bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ của luật sư phải đảm bảo bao gồm một hoặc một số nội dung sau đây:
- Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư;
- Cập nhật, bổ sung kiến thức pháp luật;
- Kỹ năng hành nghề luật sư và kỹ năng hỗ trợ cho hoạt động hành nghề luật sư;
- Kỹ năng quản trị tổ chức hành nghề luật sư.
Việc bồi dưỡng được tổ chức dưới hình thức khóa bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của luật sư hoặc trao đổi kinh nghiệm hành nghề luật sư.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Chương trình theo Nghị định 30? Cách ghi Mẫu Chương trình theo Nghị định 30? Tải về Mẫu Chương trình?
- Nộp tờ khai môn bài khi nào? Hướng dẫn cách tính tiền chậm nộp thuế môn bài 2025 như thế nào?
- Nghị định 174/2024 quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm? Xem toàn văn Nghị định 174/2024 ở đâu?
- Huân chương Lao động hạng 3 là gì? Mẫu Huân chương Lao động hạng 3? Huân chương lao động hạng 3 được thưởng bao nhiêu?
- Lỗi không bật đèn ô tô trong hầm phạt bao nhiêu 2025? Giao thông trong hầm đường bộ được quy định như thế nào?