Lục bảo ngọc được phân loại dự theo nguyên tắc nào? Tổ chức tín dụng có trách nhiệm như thế nào về lục bảo ngọc?
Lục bảo ngọc được phân loại dự theo nguyên tắc nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 17/2014/TT-NHNN, có quy định về giải thích từ ngữ như sau:
Giải thích từ ngữ
…
2. Đá quý bao gồm kim cương (hạt xoàn), ruby (hồng ngọc), emorot (lục bảo ngọc), saphia (bích ngọc), ngọc trai (trân châu) và các loại đá quý khác.
…
Theo đó tại Điều 4 Thông tư 17/2014/TT-NHNN, có quy định về nguyên tắc phân loại, đóng gói, giao nhận kim khí quý, đá quý như sau:
Nguyên tắc phân loại, đóng gói, giao nhận kim khí quý, đá quý
1. Kim khí quý, đá quý phải được phân loại, sắp xếp, đóng gói, niêm phong theo trật tự danh mục để thuận tiện khi bảo quản, xuất nhập, kiểm tra, kiểm kê. Việc phân loại, kiểm định, đóng gói, giao nhận được thực hiện lần lượt đối với từng khách hàng, đơn vị, theo từng loại, từng phân loại; kiểm nhận, đóng gói xong phân loại, loại này mới được nhận sang phân loại, loại khác; giao nhận xong hiện vật của khách hàng, đơn vị này mới giao nhận đến hiện vật của khách hàng, đơn vị khác để tránh nhầm lẫn.
2. Nơi phân loại, kiểm định, đóng gói, giao nhận kim khí quý, đá quý phải thuận tiện, an toàn; trang bị các dụng cụ, phương tiện đảm bảo độ chính xác cần thiết cho công tác kiểm định, đóng gói, niêm phong.
3. Khi giao nhận kim khí quý, đá quý phải căn cứ theo các giấy tờ hợp pháp, hợp lệ; số liệu trên giấy tờ phải khớp đúng với hiện vật. Quá trình giao nhận phải thực hiện đầy đủ các quy định về phân loại, kiểm định, đóng gói và niêm phong.
4. Việc xác định số lượng, khối lượng, chất lượng và kích cỡ các loại kim khí quý, đá quý phải cụ thể và chính xác.
Như vậy, theo quy định trên thì lục bảo ngọc được phân loại theo nguyên tắc sau:
- Lục bảo ngọc phải được phân loại theo trật tự danh mục để thuận tiện khi bảo quản, xuất nhập, kiểm tra, kiểm kê, việc phân loại được thực hiện lần lượt đối với từng khách hàng, đơn vị, theo từng loại, từng phân loại; kiểm nhận, đóng gói xong phân loại, loại này mới được nhận sang phân loại, loại khác; giao nhận xong hiện vật của khách hàng, đơn vị này mới giao nhận đến hiện vật của khách hàng, đơn vị khác để tránh nhầm lẫn.
- Nơi phân loại lục bảo ngọc phải thuận tiện, an toàn; trang bị các dụng cụ, phương tiện đảm bảo độ chính xác cần thiết cho công tác kiểm định, đóng gói, niêm phong;
- Khi giao nhận lục bảo ngọc phải căn cứ theo các giấy tờ hợp pháp, hợp lệ; số liệu trên giấy tờ phải khớp đúng với hiện vật, quá trình giao nhận phải thực hiện đầy đủ các quy định về phân loại, kiểm định, đóng gói và niêm phong.
- Việc xác định số lượng, khối lượng, chất lượng và kích cỡ của lục bảo ngọc phải cụ thể và chính xác.
Lục bảo ngọc (Hình từ Internet)
Lục bảo ngọc được phân thành bao nhiêu loại?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 17/2014/TT-NHNN, có quy định về danh mục phân loại như sau:
Danh mục phân loại
Kim khí quý, đá quý được phân thành các danh mục sau: Loại, phân loại hoặc phân loại chất lượng.
1. Loại: Vàng, bạc, bạch kim, kim cương, ruby, emorot, saphia, ngọc trai, các kim khí quý, đá quý khác theo quy định của pháp luật.
2. Phân loại:
a) Vàng được phân loại như sau:
- Vàng trang sức, mỹ nghệ là các sản phẩm vàng có hàm lượng từ 8 Kara (tương đương 33,33%) trở lên, đã qua gia công, chế tác để phục vụ nhu cầu trang sức, trang trí mỹ thuật.
- Vàng miếng là vàng được dập thành miếng, có đóng chữ, số chỉ khối lượng, chất lượng và ký mã hiệu của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước cho phép sản xuất hoặc vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước tổ chức sản xuất trong từng thời kỳ.
- Vàng nguyên liệu là vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng và các loại vàng khác.
b) Các loại kim khí quý khác được phân loại như sau:
- Kim khí quý trang sức, mỹ nghệ là các sản phẩm kim khí quý đã qua gia công, chế tác để phục vụ nhu cầu trang sức, trang trí mỹ thuật.
- Kim khí quý nguyên liệu là kim khí quý dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng và các loại kim khí quý khác.
3. Phân loại chất lượng: Các loại hoặc phân loại trên lại được phân theo chất lượng.
a) Kim khí quý: Phân theo hàm lượng kim loại quý trên 75%; từ 30% đến 75%; dưới 30%.
b) Đá quý: Phân thành loại I, loại II, loại III, loại IV.
Như vậy, theo quy định trên thì lục bảo ngọc được phân thành 4 loại: loại I, loại II, loại III, loại IV.
Tổ chức tín dụng có trách nhiệm như thế nào về lục bảo ngọc?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 20 Thông tư 17/2014/TT-NHNN, có quy định về trách nhiệm của tổ chức tín dụng
Trách nhiệm của tổ chức tín dụng
1. Tổ chức tín dụng căn cứ TCVN 5855:1994, Đá quý - Thuật ngữ và phân loại, các TCVN sửa đổi, bổ sung, thay thế TCVN 5855:1994 (nếu có) và các quy định tại Thông tư này để ban hành quy trình nội bộ và tổ chức thực hiện việc phân loại, đóng gói, giao nhận kim khí quý, đá quý trong hệ thống của mình.
2. Tổ chức tín dụng được cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng căn cứ quy định tại Thông tư này để ban hành quy trình nội bộ và tổ chức thực hiện việc giao nhận vàng miếng trong hệ thống của mình; tổ chức thực hiện giao nhận vàng miếng giữa tổ chức tín dụng với khách hàng theo quy định tại Thông tư này và quy trình nội bộ.
Như vậy, theo quy định trên thì tổ chức tín dụng căn cứ TCVN 5855:1994 Đá quý - Thuật ngữ và phân loại, các TCVN sửa đổi, bổ sung, thay thế TCVN 5855:1994 (nếu có) và các quy định tại Thông tư này để ban hành quy trình nội bộ và tổ chức thực hiện việc phân loại, đóng gói, giao nhận lục bảo ngọc trong hệ thống của mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Được ủy quyền lại hợp đồng ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai hay không theo quy định pháp luật?
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?