Lực lượng bảo vệ trên tàu sử dụng trang phục như thế nào? Lực lượng này được trang bị những gì?

Cho tôi hỏi lực lượng bảo vệ trên tàu sử dụng trang phục như thế nào? Lực lượng này được trang bị những gì? Trên trang phục của lực lượng bảo vệ trên tàu còn có những dấu hiệu nhận biết gì? - Câu hỏi của anh Long (Bình Thuận)

Lực lượng bảo vệ trên tàu hỏa sử dụng trang phục như thế nào?

Lực lượng bảo vệ trên tàu hỏa

Lực lượng bảo vệ trên tàu hỏa (Hình từ Internet)

Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 75/2018/NĐ-CP thì trang phục của lực lượng bảo vệ trên tàu như sau:

- Trang phục của lực lượng bảo vệ trên tàu gồm trang phục nam và nữ đồng nhất theo đúng quy định gồm có: Áo (xuân - hè, thu - đông), quần, mũ kêpi, cà vạt (cravat), thắt lưng, và các trang phục khác (găng tay, bít tất, giày, áo mưa).

- Áo xuân - hè: Áo sơ mi ngắn tay có nẹp bong ở tay áo, cổ đứng, hai túi ngực có nẹp bong, vai áo có hai quai để cài cấp hiệu, vải màu ghi.

- Áo thu - đông:

+ Áo veston màu xanh đen, có hai lớp vải, 04 túi có nắp, ve cổ áo hình chữ V, nẹp bong, vai áo có 02 quai để cài cấp hiệu, có 04 khuy, cúc áo bằng nhựa, màu cúc như màu áo;

+ Áo sơ mi dài tay cổ đứng hai túi ngực có nẹp bong, vai áo có 02 quai để cài cấp hiệu, vải màu ghi;

+ Áo gilê màu xanh đen, mặc trong áo veston.

- Quần âu, vải màu xanh đen, dài ống, ống rộng vừa phải, có hai túi thẳng hai bên quần.

- Mũ kêpi, phần trên và cầu mũ màu xanh đen, lưỡi trai và quai mũ màu đen, viền xung quanh phần trên mũ và phần cầu mũ bằng 01 đường nỉ màu vàng, phía trên lưỡi trai nối với cầu mũ viền xung quanh bằng 02 đường nỉ màu vàng.

- Cà vạt (cravat) màu xanh đen.

- Thắt lưng loại da đen, khóa bằng kim loại sáng màu.

- Cặp đựng tài liệu màu đen bằng da (hoặc giả da, sợi tổng hợp) có dây đeo.

- Giày da màu đen, ngắn cổ, buộc dây.

- Bít tất màu xanh đen.

- Áo mưa loại chuyên ngành, kiểu măng tô.

- Mẫu trang phục của lực lượng bảo vệ trên tàu được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 75/2018/NĐ-CP.

Trên trang phục của lực lượng bảo vệ trên tàu hỏa còn có những dấu hiệu nhận biết gì?

Theo quy định tại Điều 12 Nghị định 75/2018/NĐ-CP, Điều 13 Nghị định 75/2018/NĐ-CP, Điều 14 Nghị định 75/2018/NĐ-CP thì trên trang phục của lực lượng bảo vệ trên tàu còn một số dấu hiệu nhận biết như sau:

* Sao hiệu, phù hiệu của lực lượng bảo vệ trên tàu

- Sao hiệu: hình tròn có đường kính hình tròn bên trong bằng 2/3 đường kính hình tròn bên ngoài, nền màu đỏ tươi có ngôi sao vàng năm cánh nổi màu vàng, phía dưới ngôi sao là hàng chữ “BẢO VỆ TRÊN TÀU” màu vàng, liền với nền đỏ là nền xanh thẫm có hai bông lúa màu vàng bao quanh. Phía dưới hàng chữ “BẢO VỆ TRÊN TÀU” có nửa hình bánh xe màu vàng, giữa nửa bánh xe có chữ “ĐSVN" màu đen (viết tắt của chữ Đường sắt Việt Nam). Vành ngoài sao hiệu màu vàng.

- Phù hiệu của bảo vệ trên tàu gồm phù hiệu gắn trên tay áo sơ mi, áo veston và đeo trên ve cổ áo sơ mi:

+ Phù hiệu gắn trên tay áo veston và sơ mi bên trái, cách cầu vai từ 80 mm đến 100 mm, có hình khiên, kích thước chiều ngang chỗ rộng nhất là 80 mm, chiều cao chỗ cao nhất là 100 mm bằng vải màu xanh da trời, giữa hình khiên có thêu hình sao hiệu của bảo vệ trên tàu, hai bên là hình bông lúa dài màu vàng, xung quanh hình khiên viền màu vàng, phần trên có ghi hàng chữ màu vàng cao 05 mm ghi tên doanh nghiệp vận tải đường sắt quản lý trực tiếp lực lượng bảo vệ trên tàu;

+ Phù hiệu đeo trên ve cổ áo sơ mi: Hình bình hành có cạnh 55 mm x 35 mm nền màu xanh đen giữa có gắn sao hiệu bảo vệ trên tàu.

- Cành tùng đơn bằng kim loại màu trắng đeo trên ve cổ áo veston.

* Cấp hiệu của lực lượng bảo vệ trên tàu

Cấp hiệu của lực lượng bảo vệ trên tàu được trang bị cho những người trực tiếp làm công tác bảo vệ trên tàu và được đeo trên hai cầu vai áo để phân biệt chức vụ của cán bộ, nhân viên lực lượng bảo vệ trên tàu.

Chức vụ của cán bộ, nhân viên bảo vệ trên tàu gồm có: Nhân viên bảo vệ, Tổ trưởng bảo vệ, Đội phó bảo vệ, Đội trưởng bảo vệ.

* Biển hiệu của lực lượng bảo vệ trên tàu

- Biển hiệu của lực lượng bảo vệ trên tàu làm bằng mica hoặc nhựa cứng, có kích thước 50 mm x 84 mm đeo ở trên áo trang phục phía ngực trái.

- Phần trên của biển hiệu: nền màu xanh sẫm, rộng 11 mm, giữa ghi hàng chữ màu đỏ tên doanh nghiệp vận tải đường sắt quản lý trực tiếp cán bộ, nhân viên bảo vệ trên tàu: cao 05 mm, in đứng có đủ dấu (nếu không đủ chiều dài thì cho phép viết tắt).

- Phần dưới của biển hiệu: nền màu trắng, phía trái là ảnh bán thân; phía phải là họ và tên chữ màu xanh đậm da trời, nét chữ in đứng, đủ dấu, cao 07 mm. Dưới dòng chữ ghi họ tên là chức danh, nét chữ đứng, đủ dấu, cao 05 mm. Dưới dòng chữ ghi chức danh là mã số và số thứ tự của cán bộ, nhân viên bảo vệ.

Lực lượng bảo vệ trên tàu hỏa còn được trang bị những gì?

Căn cứ Điều 15 Nghị định 75/2018/NĐ-CP quy định về cấp và sử dụng trang thiết bị, trang phục, phù hiệu, cấp hiệu và biển hiệu của lực lượng bảo vệ trên tàu như sau:

Cấp và sử dụng trang thiết bị, trang phục, phù hiệu, cấp hiệu và biển hiệu của lực lượng bảo vệ trên tàu
1. Việc cấp trang thiết bị, trang phục, sao hiệu, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu cho lực lượng bảo vệ trên tàu do doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt căn cứ tình hình hoạt động cụ thể để quyết định.
2. Những người trực tiếp làm công tác bảo vệ trên tàu có trách nhiệm:
a) Mặc trang phục, mang sao hiệu, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu theo quy định khi làm nhiệm vụ;
b) Bảo quản, giữ gìn các loại trang thiết bị, trang phục, sao hiệu, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu;
c) Trường hợp mất hoặc hư hỏng phải báo ngay cho thủ trưởng doanh nghiệp và phải chịu trách nhiệm nếu xảy ra hậu quả;
d) Nghiêm cấm việc cho mượn và sử dụng không đúng mục đích các loại trang thiết bị, trang phục, sao hiệu, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu của lực lượng bảo vệ trên tàu;
đ) Lực lượng bảo vệ trên tàu được trang bị máy bộ đàm, máy ảnh, máy ghi âm, camera, đèn pin và các thiết bị cần thiết khác cho công tác bảo vệ trên tàu.

Theo đó, bên cạnh việc sử dụng trang phục, mang sao hiệu, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu, lực lượng bảo vệ trên tàu còn được trang bị máy bộ đàm, máy ảnh, máy ghi âm, camera, đèn pin và các thiết bị cần thiết khác cho công tác bảo vệ trên tàu.

Nhân viên đường sắt Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Nhân viên đường sắt
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Tổng hợp những thuật ngữ cơ bản mà nhân viên đường sắt phải biết
Pháp luật
Nhân viên khám xe tiến hành sửa chữa toa xe trên đường sắt trong ga khi chưa thực hiện biện pháp phòng vệ bị xử phạt bao nhiêu?
Pháp luật
Để được làm nhân viên gác đường sắt cần phải có những tiêu chuẩn nào? Nhân viên gác đường sắt đóng chắn ngang đường sắt từ phía nào?
Pháp luật
Trưởng dồn trực tiếp phục vụ chạy tàu chịu sự chỉ huy của ai? Trưởng dồn phục vụ cho công tác tổ chức chạy tàu cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
Pháp luật
Lái tàu hỏa trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt đô thị yêu cầu tiêu chuẩn như thế nào? Lái tàu hỏa có quyền từ chối cho tàu chạy không?
Pháp luật
Nhân viên điều độ chạy tàu trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt đô thị có quyền đình chỉ nhiệm vụ đối với những chức danh nào?
Pháp luật
Để là nhân viên tuần hầm trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt quốc gia cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
Pháp luật
Nhân viên tuần cầu trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt quốc gia cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
Pháp luật
Nhân viên tuần đường trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt quốc gia có quyền thực hiện báo hiệu dừng tàu trong những trường hợp nào?
Pháp luật
Nhân viên ghép nối đầu máy, toa xe trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt quốc gia cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
Pháp luật
Nhân viên gác đường ngang không đóng chắn đúng thời gian quy định khi có tàu chạy bị phạt bao nhiêu tiền?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nhân viên đường sắt
2,776 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nhân viên đường sắt

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Nhân viên đường sắt

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào