Lực lượng Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp thuộc Công an nhân dân là lực lượng có nhiệm vụ gì?
- Lực lượng Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp thuộc Công an nhân dân là lực lượng có nhiệm vụ gì?
- Người chỉ huy lực lượng Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp thuộc Công an nhân dân là ai?
- Thẩm quyền trong hoạt động hỗ trợ tư pháp của lực lượng Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp được phân công như thế nào?
Lực lượng Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp thuộc Công an nhân dân là lực lượng có nhiệm vụ gì?
Căn cứ vào Mục 1 Thông tư 15/2003/TT-BCA(V19) hướng dẫn hoạt động hỗ trợ tư pháp của lực lượng cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp thuộc Công an nhân dân do Bộ Công an ban hành như sau:
Lực lượng Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp thuộc Công an nhân dân (sau đây viết gọn là lực lượng Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp) là lực lượng được giao trách nhiệm bảo vệ các phiên toà hình sự và khi có yêu cầu thì bảo vệ các phiên toà dân sự, hành chính, kinh tế, lao động, hôn nhân và gia đình (sau đây viết gọn là các phiên toà); dẫn giải người làm chứng, bắt giữ, áp giải bị can, bị cáo, người đã có quyết định thi hành án theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền; bảo vệ nhà tạm giữ, trại tạm giam thuộc Công an nhân dân; hỗ trợ thi hành bản án, quyết định hình sự, dân sự và bản án, quyết định khác do pháp luật quy định theo yêu cầu của cơ quan thi hành án có thẩm quyền; trực tiếp thi hành án tử hình; quản lý kho vật chứng thuộc Công an nhân dân.
Như vậy, lực lượng Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp thuộc Công an nhân dân (sau đây viết gọn là lực lượng Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp) là lực lượng có các nhiệm vụ sau:
- Được giao trách nhiệm bảo vệ các phiên toà hình sự và khi có yêu cầu thì bảo vệ các phiên toà dân sự, hành chính, kinh tế, lao động, hôn nhân và gia đình (sau đây viết gọn là các phiên toà);
- Dẫn giải người làm chứng, bắt giữ, áp giải bị can, bị cáo, người đã có quyết định thi hành án theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền;
- Bảo vệ nhà tạm giữ, trại tạm giam thuộc Công an nhân dân;
- Hỗ trợ thi hành bản án, quyết định hình sự, dân sự và bản án, quyết định khác do pháp luật quy định theo yêu cầu của cơ quan thi hành án có thẩm quyền;
- Trực tiếp thi hành án tử hình; quản lý kho vật chứng thuộc Công an nhân dân.
Lực lượng Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp (Hình từ Internet)
Người chỉ huy lực lượng Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp thuộc Công an nhân dân là ai?
Căn cứ vào Mục 3 Thông tư 15/2003/TT-BCA(V19) hướng dẫn hoạt động hỗ trợ tư pháp của lực lượng cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp thuộc Công an nhân dân do Bộ Công an ban hành như sau:
- Người chỉ huy lực lượng Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp ở Bộ Công an là Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát được Tổng cục trưởng phân công;
- Người chỉ huy lực lượng Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp ở Công an cấp tỉnh là Phó Giám đốc Công an cấp tỉnh phụ trách Cảnh sát;
- Người chỉ huy lực lượng Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp ở Công an cấp huyện là Phó trưởng Công an cấp huyện phụ trách Cảnh sát.
- Lực lượng Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp làm nhiệm vụ bảo vệ các trại tạm giam thuộc Công an nhân dân đặt dưới sự quản lý, chỉ huy trực tiếp của giám thị trại tạm giam.
Nhiệm vụ của người chỉ huy lực lượng Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp là:
- Người chỉ huy lực lượng Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp các cấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện các yêu cầu của Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát nhân dân, Toà án nhân dân cùng cấp hoặc cấp trên trong việc bảo vệ các phiên toà, dẫn giải người làm chứng, bắt giữ, áp giải bị can, bị cáo, người đã có quyết định thi hành án;
- Hỗ trợ thi hành bản án, quyết định hình sự, dân sự và bản án, quyết định khác do pháp luật quy định theo yêu cầu của cơ quan thi hành án có thẩm quyền;
- Tổ chức lực lượng để thi hành án tử hình theo yêu cầu của Hội đồng thi hành án tử hình.
Thẩm quyền trong hoạt động hỗ trợ tư pháp của lực lượng Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp được phân công như thế nào?
Căn cứ vào Mục 4 Thông tư 15/2003/TT-BCA(V19) hướng dẫn hoạt động hỗ trợ tư pháp của lực lượng cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp thuộc Công an nhân dân do Bộ Công an ban hành như sau:
- Lực lượng Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp ở Bộ Công an có trách nhiệm:
+ Thực hiện yêu cầu của các cơ quan tiến hành tố tụng cấp Trung ương và cơ quan thi hành án có thẩm quyền trong việc bảo vệ phiên toà, bắt giữ, áp giải bị can, bị cáo, người đã có quyết định thi hành án, dẫn giải người làm chứng, hỗ trợ thi hành bản án, quyết định hình sự, dân sự và bản án, quyết định khác do pháp luật quy định;
+ Chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ cho các đơn vị Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp cấp dưới;
+ Hướng dẫn nghiệp vụ bảo vệ cho lực lượng Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp làm nhiệm vụ bảo vệ các nhà tạm giữ, trại tạm giam thuộc Công an nhân dân.
- Lực lượng Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp thuộc Công an cấp tỉnh có trách nhiệm:
+ Thực hiện yêu cầu của các cơ quan tiến hành tố tụng cấp tỉnh hoặc cấp trên và cơ quan thi hành án có thẩm quyền trong việc bảo vệ các phiên toà, bắt giữ, áp giải bị can, bị cáo, người đã có quyết định thi hành án, dẫn giải người làm chứng, hỗ trợ thi hành bản án, quyết định hình sự, dân sự và bản án, quyết định khác do pháp luật quy định;
+ Tổ chức thực hiện bảo vệ trại tạm giam thuộc Công an cấp tỉnh;
+ Trực tiếp thi hành án tử hình theo yêu cầu của Hội đồng thi hành án tử hình cấp tỉnh và chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ cho các đơn vị Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp cấp huyện.
- Lực lượng Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp thuộc Công an cấp huyện có trách nhiệm:
+ Thực hiện yêu cầu của các cơ quan tiến hành tố tụng cấp huyện hoặc cấp trên và cơ quan thi hành án có thẩm quyền trong việc bảo vệ các phiên toà, bắt giữ, áp giải bị can, bị cáo, người đã có quyết định thi hành án, dẫn giải người làm chứng, hỗ trợ thi hành bản án, quyết định hình sự, dân sự và bản án, quyết định khác do pháp luật quy định;
+ Tổ chức thực hiện bảo vệ nhà tạm giữ thuộc Công an cấp huyện;
+ Phối hợp với lực lượng Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp cấp tỉnh trong việc thi hành án tử hình và tổ chức chôn cất thi thể người bị thi hành án, nếu bản án tử hình được thi hành tại địa phương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng là mẫu nào? Tải về Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng?
- Mẫu biên bản ký kết thi đua dùng cho Chi bộ? Sinh hoạt chi bộ thường kỳ gồm có những nội dung gì?
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?