Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam có quyền tiến hành hoạt động điều tra hình sự theo quy định của pháp luật không?
- Phạm vi hoạt động, địa bàn quản lý của từng vùng của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam được quy định như thế nào?
- Bảo vệ tài nguyên, môi trường biển có phải là một trong số các nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam không?
- Lực lượng Cảnh sát biển có quyền tiến hành hoạt động điều tra hình sự không?
Phạm vi hoạt động, địa bàn quản lý của từng vùng của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 11 Luật Cảnh sát biển Việt Nam 2018 được hướng dẫn bởi Điều 9 Nghị định 61/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Phạm vi hoạt động, địa bàn quản lý
1. Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 quản lý vùng biển từ cửa sông Bắc Luân tỉnh Quảng Ninh đến đảo Cồn Cỏ tỉnh Quảng Trị; Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 quản lý vùng biển từ đảo Cồn Cỏ tỉnh Quảng Trị đến Cù Lao Xanh tỉnh Bình Định; Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 quản lý vùng biển từ Cù Lao Xanh tỉnh Bình Định đến bờ Bắc cửa Định An tỉnh Trà Vinh; Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 quản lý vùng biển từ bờ Bắc cửa Định An tỉnh Trà Vinh đến Hà Tiên tỉnh Kiên Giang.
...
Theo quy định của pháp luật thì lực lượng cảnh sát biển được chia thành các địa bàn hoạt động như sau:
- Bộ tư lệnh cảnh sát vùng 1: Quản lý vùng biển từ cửa sông Bắc Luân tỉnh Quảng Ninh đến đảo Côn Cỏ tỉnh Quảng trị.
- Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2: Quản lý vùng biển từ đảo Cồn Cỏ tỉnh Quảng Trị đến Cù Lao Xanh tỉnh Bình Định
- Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3: Quản lý vùng biển từ Cù Lao Xanh tỉnh Bình Định đến bờ Bắc cửa Định An tỉnh Trà Vinh;
- Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4: Quản lý vùng biển từ bờ Bắc cửa Định An tỉnh Trà Vinh đến Hà Tiên tỉnh Kiên Giang.
Như vậy, lực lượng cảnh sát biển Việt Nam chia làm 4 vùng và mỗi vùng đều có phạm vi hoạt động, địa bàn quản lý riêng.
Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam có quyền tiến hành hoạt động điều tra hình sự theo quy định của pháp luật không? (hình từ internet)
Bảo vệ tài nguyên, môi trường biển có phải là một trong số các nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam không?
Căn cứ Điều 8 Luật Cảnh sát biển Việt Nam 2018 có quy định như sau:
Nhiệm vụ của Cảnh sát biển Việt Nam
1. Thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình để đề xuất chủ trương, giải pháp, phương án bảo vệ an ninh quốc gia và thực thi pháp luật trên biển; nghiên cứu, phân tích, dự báo, tham mưu với cấp có thẩm quyền ban hành chính sách, pháp luật về bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia, an ninh quốc gia trong vùng biển Việt Nam, bảo đảm trật tự, an toàn và đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật trên biển.
2. Bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia, an ninh, lợi ích quốc gia, dân tộc; bảo vệ tài nguyên, môi trường biển; bảo vệ tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên biển.
3. Đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn trên biển; tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn và tham gia khắc phục sự cố môi trường biển.
4. Tham gia xây dựng thế trận quốc phòng, an ninh và xử lý các tình huống quốc phòng, an ninh trên biển.
5. Thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.
6. Tiếp nhận, sử dụng nhân lực, tàu thuyền và phương tiện, thiết bị kỹ thuật dân sự được huy động tham gia bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trong vùng biển Việt Nam.
7. Thực hiện hợp tác quốc tế trên cơ sở điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và thỏa thuận quốc tế có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát biển Việt Nam.
Theo quy định của pháp luật về nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam trong đó có nhiệm vụ bảo vệ tài nguyên, môi trường biển. Ngoài ra, còn có một số nhiệm vụ khác theo quy định trên.
Lực lượng Cảnh sát biển có quyền tiến hành hoạt động điều tra hình sự không?
Căn cứ Điều 9 Luật Cảnh sát biển Việt Nam 2018 có quy định như sau:
Quyền hạn của Cảnh sát biển Việt Nam
…
3. Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ theo quy định tại Điều 15 của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
4. Xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
5. Tiến hành một số hoạt động điều tra hình sự theo quy định của pháp luật về tổ chức cơ quan điều tra hình sự, pháp luật về tố tụng hình sự.
6. Truy đuổi tàu thuyền vi phạm pháp luật trên biển.
7. Huy động người, tàu thuyền và phương tiện, thiết bị kỹ thuật dân sự của cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam trong trường hợp khẩn cấp.
…
Theo quy định về quyền hạn của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam trong đó có lực lượng này có quyền tiến hành một số hoạt động điều tra hình sự theo quy định của pháp luật về tổ chức cơ quan điều tra hình sự, pháp luật về tố tụng hình sự. Ngoài ra, lực lượng Cảnh sát Biển Việt Nam còn có các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?