Lực lượng chuyên môn phòng không nhân dân là gì? Lực lượng chuyên môn phòng không nhân dân gồm những lực lượng nào?
Lực lượng chuyên môn phòng không nhân dân là gì?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 74/2015/NĐ-CP thì lực lượng chuyên môn phòng không nhân dân là tổng hợp các lực lượng, được tổ chức chặt chẽ dưới sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo phòng không nhân dân các cấp để thực hiện các nhiệm vụ phòng không nhân dân.
Lực lượng chuyên môn phòng không nhân dân gồm những lực lượng nào?
Căn cứ Điều 9 Nghị định 74/2015/NĐ-CP quy định về tổ chức lực lượng chuyên môn phòng không nhân dân như sau:
Tổ chức lực lượng chuyên môn phòng không nhân dân
1. Lực lượng chuyên môn phòng không nhân dân gồm:
a) Lực lượng trinh sát, quan sát phát hiện, thông báo, báo động phòng không;
b) Lực lượng ngụy trang, sơ tán, phòng tránh;
c) Lực lượng đánh địch xâm nhập, tiến công đường không;
d) Lực lượng phục vụ chiến đấu, bảo đảm phòng không nhân dân;
đ) Lực lượng khắc phục hậu quả, cứu hỏa, cứu thương, cứu sập.
2. Lực lượng chuyên môn phòng không nhân dân được tổ chức thành các tổ (đội) từ lực lượng của các cơ quan, tổ chức, lực lượng vũ trang địa phương và toàn dân tham gia, trong đó lực lượng Dân quân tự vệ và Bộ đội địa phương là nòng cốt thực hiện nhiệm vụ phòng không nhân dân.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức và các đơn vị liên quan có trách nhiệm thành lập các tổ (đội) chuyên môn phòng không nhân dân theo hướng dẫn của Bộ Quốc phòng.
Theo quy định trên, lực lượng chuyên môn phòng không nhân dân gồm những lực lượng sau:
+ Lực lượng trinh sát, quan sát phát hiện, thông báo, báo động phòng không.
+ Lực lượng ngụy trang, sơ tán, phòng tránh.
+ Lực lượng đánh địch xâm nhập, tiến công đường không.
+ Lực lượng phục vụ chiến đấu, bảo đảm phòng không nhân dân.
+ Lực lượng khắc phục hậu quả, cứu hỏa, cứu thương, cứu sập.
Phòng không nhân dân (Hình từ Internet)
Tổ chức lực lượng chuyên môn phòng không nhân dân có thuộc nội dung chuẩn bị phòng không nhân dân không?
Theo quy định tại Điều 16 Nghị định 74/2015/NĐ-CP về nội dung chuẩn bị phòng không nhân dân như sau:
Nội dung chuẩn bị phòng không nhân dân
1. Nội dung chuẩn bị phòng không nhân dân thời bình:
a) Thành lập Ban Chỉ đạo phòng không nhân dân các cấp;
b) Xây dựng kế hoạch phòng không nhân dân theo hướng dẫn của Bộ Quốc phòng, kịp thời điều chỉnh, bổ sung khi tình hình thay đổi;
c) Tổ chức tuyên truyền, bồi dưỡng kiến thức phòng không nhân dân gắn với giáo dục quốc phòng, an ninh; huấn luyện chuyên môn cho lực lượng phòng không nhân dân, tổ chức diễn tập, luyện tập phòng không nhân dân;
d) Tổ chức xây dựng các công trình phòng, tránh trọng điểm, các công trình, dự án, đề án đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ tác chiến phòng không nhân dân;
đ) Tổ chức, triển khai hệ thống trinh sát, thông báo, báo động phòng không ở các vùng trọng điểm;
e) Tổ chức lực lượng sẵn sàng đánh địch đột nhập và tiến công đường không và lực lượng chuyên môn phòng không nhân dân để chủ động phòng, tránh, sơ tán, khắc phục hậu quả.
2. Nội dung chuẩn bị phòng không nhân dân thời chiến:
a) Tổ chức thực hiện kế hoạch phòng không nhân dân đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, kịp thời bổ sung, điều chỉnh phù hợp với tình hình;
b) Huy động, điều hành hoạt động của lực lượng phòng không nhân dân, lực lượng bảo đảm phòng không theo yêu cầu nhiệm vụ;
c) Tổ chức tiến hành ngụy trang, nghi binh, sơ tán và phân tán phòng, tránh tiến công đường không của địch;
d) Triển khai các tổ (đội) khắc phục hậu quả, cứu thương, cứu hỏa, cứu sập và các tổ (đội) chiến đấu.
Theo đó, tổ chức lực lượng sẵn sàng đánh địch đột nhập và tiến công đường không và lực lượng chuyên môn phòng không nhân dân để chủ động phòng, tránh, sơ tán, khắc phục hậu quả là một trong những nội dung chuẩn bị phòng không nhân dân thời bình.
Và huy động, điều hành hoạt động của lực lượng phòng không nhân dân, lực lượng bảo đảm phòng không theo yêu cầu nhiệm vụ là một trong những nội dung chuẩn bị phòng không nhân dân thời chiến.
Nhiệm vụ của tỉnh, thành phố và địa bàn trọng điểm phòng không nhân dân là gì?
Theo Điều 14 Nghị định 74/2015/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ tỉnh, thành phố và địa bàn trọng điểm phòng không nhân dân như sau:
Nhiệm vụ tỉnh, thành phố và địa bàn trọng điểm phòng không nhân dân
Ban Chỉ đạo phòng không nhân dân các tỉnh, thành phố và địa bàn trọng điểm phòng không nhân dân tổ chức thực hiện đầy đủ các nội dung phòng không nhân dân quy định tại Điều 6 Nghị định này và tập trung vào các nội dung sau:
1. Xây dựng hệ thống văn bản, kế hoạch phòng không nhân dân, kế hoạch sơ tán, phân tán phòng tránh và thường xuyên rà soát, điều chỉnh bổ sung cho phù hợp với tình hình địa phương.
2. Tổ chức xây dựng lực lượng, huấn luyện chuyên môn phòng không nhân dân và tham gia các cuộc diễn tập phòng không nhân dân, diễn tập khu vực phòng thủ có nội dung phòng không nhân dân.
3. Hướng dẫn, kiểm tra thực hiện nhiệm vụ phòng không nhân dân ở cấp mình và phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ với các đơn vị đóng quân trên địa bàn trong quá trình triển khai, tổ chức thực hiện nhiệm vụ phòng không nhân dân.
4. Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, xây dựng, huấn luyện và tổ chức hoạt động lực lượng chuyên môn phòng không nhân dân.
Như vậy, Ban Chỉ đạo phòng không nhân dân các tỉnh, thành phố và địa bàn trọng điểm phòng không nhân dân tổ chức thực hiện đầy đủ các nội dung phòng không nhân dân và tập trung thực hiện những nhiệm vụ được quy định tại Điều 14 nêu trên.
Trong đó có nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, xây dựng, huấn luyện và tổ chức hoạt động lực lượng chuyên môn phòng không nhân dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?