Lực lượng đặc nhiệm tài chính là gì? Đối tượng báo cáo thực hiện nhận biết khách hàng thông qua bên thứ ba theo khuyến nghị của Lực lượng đặc nhiệm tài chính khi nào?
- Lực lượng đặc nhiệm tài chính là gì?
- Đối tượng báo cáo thực hiện nhận biết khách hàng thông qua bên thứ ba theo khuyến nghị của Lực lượng đặc nhiệm tài chính khi nào?
- Giao dịch với tổ chức tại vùng lãnh thổ nằm trong danh sách do Lực lượng đặc nhiệm tài chính công bố nhằm chống rửa tiền có thuộc giao dịch đặc biệt được giám sát không?
Lực lượng đặc nhiệm tài chính là gì?
Căn cứ theo khoản 11 Điều 3 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 quy định như sau:
Lực lượng đặc nhiệm tài chính là tổ chức liên chính phủ, ban hành các chuẩn mực, thúc đẩy việc thực thi có hiệu quả các biện pháp pháp lý, quản lý và hành động nhằm chống rửa tiền, tài trợ khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt và những hiểm họa có liên quan khác đe dọa sự toàn vẹn của hệ thống tài chính toàn cầu.
Theo đó, lực lượng đặc nhiệm tài chính là tổ chức liên chính phủ, ban hành các chuẩn mực, thúc đẩy việc thực thi có hiệu quả các biện pháp pháp lý, quản lý và hành động nhằm chống rửa tiền, tài trợ khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt và những hiểm họa có liên quan khác đe dọa sự toàn vẹn của hệ thống tài chính toàn cầu.
Lực lượng đặc nhiệm tài chính là gì? (Hình từ Internet)
Đối tượng báo cáo thực hiện nhận biết khách hàng thông qua bên thứ ba theo khuyến nghị của Lực lượng đặc nhiệm tài chính khi nào?
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 14 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 quy định như sau:
Nhận biết khách hàng thông qua bên thứ ba
1. Đối tượng báo cáo có thể nhận biết khách hàng thông qua bên thứ ba và bảo đảm bên thứ ba đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Là tổ chức tài chính hoặc tổ chức kinh doanh ngành, nghề phi tài chính có liên quan có thiết lập quan hệ với khách hàng, không bao gồm các mối quan hệ đại lý và thuê ngoài;
b) Thực hiện nhận biết khách hàng theo quy định của Luật này hoặc các khuyến nghị của Lực lượng đặc nhiệm tài chính trong trường hợp bên thứ ba là tổ chức ở nước ngoài;
c) Lưu trữ và cung cấp kịp thời, đầy đủ các thông tin nhận biết khách hàng cho đối tượng báo cáo khi được yêu cầu; thực hiện bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật;
d) Là đối tượng chịu sự quản lý, giám sát của cơ quan có thẩm quyền.
2. Trường hợp bên thứ ba là tổ chức tài chính và có công ty mẹ là tổ chức tài chính, đối tượng báo cáo phải bảo đảm bên thứ ba đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này và công ty mẹ của bên thứ ba đáp ứng các yêu cầu về nhận biết khách hàng, cá nhân nước ngoài có ảnh hưởng chính trị, lưu trữ thông tin, hồ sơ, tài liệu, báo cáo và bảo đảm bí mật thông tin, hồ sơ, tài liệu, báo cáo quy định tại các điều 9, 17, 38 và 40 của Luật này hoặc các khuyến nghị liên quan của Lực lượng đặc nhiệm tài chính trong trường hợp công ty mẹ của tổ chức tài chính là tổ chức nước ngoài và phải được áp dụng, kiểm soát trong toàn hệ thống; áp dụng các chính sách để giảm thiểu rủi ro đối với các lĩnh vực có rủi ro cao về rửa tiền.
3. Đối tượng báo cáo phải chịu trách nhiệm về kết quả nhận biết khách hàng của bên thứ ba.
Như vậy, đối tượng báo cáo thực hiện nhận biết khách hàng thông qua bên thứ ba theo quy định của Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 hoặc các khuyến nghị của Lực lượng đặc nhiệm tài chính trong trường hợp bên thứ ba là tổ chức ở nước ngoài.
Giao dịch với tổ chức tại vùng lãnh thổ nằm trong danh sách do Lực lượng đặc nhiệm tài chính công bố nhằm chống rửa tiền có thuộc giao dịch đặc biệt được giám sát không?
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 20 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 quy định như sau:
Giám sát một số giao dịch đặc biệt
1. Đối tượng báo cáo phải giám sát đối với giao dịch đặc biệt sau đây:
a) Giao dịch có giá trị lớn bất thường hoặc phức tạp theo quy định của Chính phủ;
b) Giao dịch với tổ chức, cá nhân tại quốc gia, vùng lãnh thổ nằm trong danh sách do Lực lượng đặc nhiệm tài chính công bố nhằm chống rửa tiền hoặc Danh sách cảnh báo.
2. Để giám sát giao dịch đặc biệt, đối tượng báo cáo phải áp dụng các biện pháp tăng cường quy định tại điểm c khoản 2 Điều 16 của Luật này; kiểm tra thông tin và mục đích của giao dịch; trường hợp có nghi ngờ, đối tượng báo cáo phải xem xét, phân tích, báo cáo giao dịch đáng ngờ và có thể từ chối giao dịch đó.
Theo đó, đối tượng báo cáo phải giám sát đối với giao dịch đặc biệt sau đây:
- Giao dịch có giá trị lớn bất thường hoặc phức tạp theo quy định của Chính phủ;
- Giao dịch với tổ chức, cá nhân tại quốc gia, vùng lãnh thổ nằm trong danh sách do Lực lượng đặc nhiệm tài chính công bố nhằm chống rửa tiền hoặc Danh sách cảnh báo.
Như vậy, giao dịch với tổ chức, cá nhân tại quốc gia, vùng lãnh thổ nằm trong danh sách danh sách do Lực lượng đặc nhiệm tài chính công bố nhằm chống rửa tiền hoặc Danh sách cảnh báo thuộc giao dịch đặc biệt được giám sát.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp tác xã giải thể thì quỹ chung không chia hình thành từ hỗ trợ của Nhà nước được bàn giao cho ai?
- Mẫu báo cáo tổng hợp kết quả thanh toán trực tiếp tiền giao dịch lùi thời hạn thanh toán của VSDC?
- Mã số thông tin của dự án đầu tư xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng thể hiện các thông tin gì?
- Vé số bị rách góc có đổi được hay không sẽ do ai quyết định? Vé số bị rách góc cần phải đổi thưởng trong thời hạn bao lâu?
- Thông tin tín dụng là gì? Hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cần phải tuân thủ những quy định nào?