Lực lượng phòng cháy và chữa cháy có thực hiện cứu hộ cứu nạn khi có sự cố tai nạn sạt lở đất không?
Lực lượng phòng cháy và chữa cháy thực hiện cứu hộ cứu nạn là thực hiện các hoạt động gì?
Căn cứ theo khoản 1 và khoản 2 Điều 3 Nghị định 83/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cứu nạn là hoạt động cứu người bị nạn khỏi nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe, tính mạng của họ do sự cố, tai nạn, bao gồm: Phát hiện, định vị, mở lối tiếp cận người bị nạn, bố trí phương tiện, dụng cụ, lực lượng cứu nạn, cứu hộ; xác định, ngăn chặn, loại bỏ các yếu tố đe dọa tính mạng, sức khỏe người bị nạn và lực lượng cứu nạn, cứu hộ; tư vấn biện pháp y tế ban đầu, sơ cứu; đưa người bị nạn khỏi vị trí nguy hiểm và các biện pháp khác đưa người bị nạn đến vị trí an toàn.
2. Cứu hộ là hoạt động cứu phương tiện, tài sản khỏi nguy hiểm do sự cố, tai nạn, bao gồm: Phát hiện, định vị, mở lối tiếp cận phương tiện, tài sản bị nạn, bố trí phương tiện, dụng cụ, lực lượng cứu nạn, cứu hộ; xác định, ngăn chặn, loại bỏ các yếu tố nguy hiểm đe dọa an toàn phương tiện, tài sản và sức khỏe, tính mạng lực lượng cứu nạn, cứu hộ; đưa phương tiện, tài sản khỏi vị trí nguy hiểm và các biện pháp khác đưa phương tiện, tài sản đến vị trí an toàn.
...
Như vậy, theo quy định, nêu trên, lực lượng phòng cháy và chữa cháy thực hiện cứu hộ, cứu nạn là thực hiện các hoạt động sau đây:
- Đối với hoạt động cứu nạn: Cứu người bị nạn khỏi nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe, tính mạng của họ do sự cố, tai nạn, bao gồm:
+ Phát hiện, định vị, mở lối tiếp cận người bị nạn, bố trí phương tiện, dụng cụ, lực lượng cứu nạn, cứu hộ;
+ ác định, ngăn chặn, loại bỏ các yếu tố đe dọa tính mạng, sức khỏe người bị nạn và lực lượng cứu nạn, cứu hộ;
+ Tư vấn biện pháp y tế ban đầu, sơ cứu;
+ Đưa người bị nạn khỏi vị trí nguy hiểm và các biện pháp khác đưa người bị nạn đến vị trí an toàn.
- Đối với hoạt động cứu hộ: Cứu phương tiện, tài sản khỏi nguy hiểm do sự cố, tai nạn, bao gồm:
+ Phát hiện, định vị, mở lối tiếp cận phương tiện, tài sản bị nạn, bố trí phương tiện, dụng cụ, lực lượng cứu nạn, cứu hộ;
+ Xác định, ngăn chặn, loại bỏ các yếu tố nguy hiểm đe dọa an toàn phương tiện, tài sản và sức khỏe, tính mạng lực lượng cứu nạn, cứu hộ;
+ Đưa phương tiện, tài sản khỏi vị trí nguy hiểm và các biện pháp khác đưa phương tiện, tài sản đến vị trí an toàn.
Lực lượng phòng cháy và chữa cháy có thực hiện cứu hộ cứu nạn khi có sự cố tai nạn sạt lở đất không? (Hình từ Internet)
Lực lượng phòng cháy và chữa cháy có thực hiện cứu hộ cứu nạn khi có sự cố tai nạn sạt lở đất không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 83/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Phạm vi hoạt động cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy
1. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ đối với các sự cố, tai nạn dưới đây:
a) Sự cố, tai nạn cháy;
b) Sự cố, tai nạn nổ;
c) Sự cố, tai nạn sập, đổ nhà, công trình, thiết bị, máy móc, cây cối;
d) Sự cố, tai nạn sạt lở đất, đá;
đ) Sự cố, tai nạn có người bị mắc kẹt trong nhà; công trình; trên cao; dưới sâu; trong thiết bị; trong hang, hầm; công trình ngầm;
e) Sự cố, tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa khi có yêu cầu;
g) Tai nạn đuối nước tại sông, suối, thác nước, hồ, ao, giếng nước, hố sâu có nước, bãi tắm;
h) Sự cố, tai nạn tại khu du lịch, khu vui chơi giải trí;
i) Sự cố, tai nạn khác theo quy định của pháp luật.
...
Theo quy định trên, lực lượng phòng cháy và chữa cháy thực hiện công tác cứu hộ cứu nạn đối với các sự cố, tai nạn sau đây:
(1) Sự cố, tai nạn cháy;
(2) Sự cố, tai nạn nổ;
(3) Sự cố, tai nạn sập, đổ nhà, công trình, thiết bị, máy móc, cây cối;
(4) Sự cố, tai nạn sạt lở đất, đá;
(5) Sự cố, tai nạn có người bị mắc kẹt trong nhà; công trình; trên cao; dưới sâu; trong thiết bị; trong hang, hầm; công trình ngầm;
(6) Sự cố, tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa khi có yêu cầu;
(7) Tai nạn đuối nước tại sông, suối, thác nước, hồ, ao, giếng nước, hố sâu có nước, bãi tắm;
(8) Sự cố, tai nạn tại khu du lịch, khu vui chơi giải trí;
() Sự cố, tai nạn khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, lực lượng phòng cháy và chữa cháy có thực hiện cứu hộ cứu nạn khi có sự cố tai nạn sạt lở đất theo quy định.
Lưu ý: Các sự cố, tai nạn trên là sự cố, tai nạn chưa đến mức quy định tại điểm d khoản 3 Điều 6 Nghị định 30/2017/NĐ-CP.
Cứu nạn, cứu hộ trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt thực hiện theo quy định tại Nghị định 12/2017/NĐ-CP (được thay thế bởi Nghị định 56/2022/NĐ-CP).
Cứu nạn cứu hộ trên đường thủy nội địa, bến thủy nội địa, vùng nước cảng, cảng biển thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Lực lượng phòng cháy và chữa cháy khi thực hiện cứu hộ cứu nạn phải tuân thủ nguyên tắc nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 83/2017/NĐ-CP thì lực lượng phòng cháy và chữa cháy khi thực hiện cứu hộ cứu nạn phải tuân thủ nguyên tắc sau đây:
- Ưu tiên cứu người bị nạn; thực hiện ngay các biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, phương tiện, tài sản của người bị nạn và lực lượng cứu nạn, cứu hộ.
- Bảo đảm nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả và thống nhất trong chỉ huy, điều hành hoạt động cứu nạn, cứu hộ.
- Lấy lực lượng, phương tiện tại chỗ là chủ yếu, lực lượng chuyên trách làm nòng cốt, huy động tổng hợp các lực lượng và nhân dân tham gia cứu nạn, cứu hộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?