Lực lượng rộng rãi của lực lượng phòng thủ dân sự do ai tham gia? Chế độ, chính sách đối với người chưa tham gia BHXH bắt buộc?
Lực lượng rộng rãi của lực lượng phòng thủ dân sự do ai tham gia?
Căn cứ theo Điều 35 Luật Phòng thủ dân sự 2023 quy định như sau:
Lực lượng phòng thủ dân sự
1. Lực lượng phòng thủ dân sự bao gồm lực lượng nòng cốt và lực lượng rộng rãi.
2. Lực lượng nòng cốt bao gồm:
a) Dân quân tự vệ, dân phòng;
b) Lực lượng chuyên trách, kiêm nhiệm của Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và của Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ, địa phương.
3. Lực lượng rộng rãi do toàn dân tham gia.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì lực lượng rộng rãi của lực lượng phòng thủ dân sự do toàn dân tham gia.
Người tham gia lực lượng phòng thủ dân sự chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ, chính sách như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 41 Luật Phòng thủ dân sự 2023 về chế độ, chính sách đối với lực lượng phòng thủ dân sự như sau:
Chế độ, chính sách đối với lực lượng phòng thủ dân sự
1. Người làm nhiệm vụ trực tại cơ quan thường trực Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia, ban chỉ huy phòng thủ dân sự Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ, ban chỉ huy phòng thủ dân sự địa phương các cấp được hưởng chế độ khi thực hiện nhiệm vụ.
2. Người được điều động, huy động huấn luyện, diễn tập, làm nhiệm vụ phòng thủ dân sự theo quyết định của cấp có thẩm quyền được hưởng trợ cấp; khi bị ốm đau, bị tai nạn, chết hoặc bị suy giảm khả năng lao động được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, trợ cấp tiền tuất, tiền mai táng phí, trường hợp chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì được nhà nước hỗ trợ để bù đắp tổn hại về sức khỏe, tính mạng theo quy định của pháp luật; có thành tích thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia, phối hợp, cộng tác, hỗ trợ lực lượng phòng thủ dân sự có thành tích thì được khen thưởng; bị thiệt hại về tài sản thì được đền bù; bị tổn hại về danh dự, nhân phẩm thì được khôi phục; người bị thương tích, tổn hại sức khỏe, tính mạng thì bản thân hoặc gia đình được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì trường hợp người tham gia lực lượng phòng thủ dân sự chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà bị ốm đau, bị tai nạn, chết hoặc bị suy giảm khả năng lao động trong thời gian huấn luyện, diễn tập, làm nhiệm vụ phòng thủ dân sự thì được nhà nước hỗ trợ để bù đắp tổn hại về sức khỏe, tính mạng theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, người tham gia lực lượng phòng thủ dân sự nếu có thành tích thì sẽ được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
Lực lượng rộng rãi của lực lượng phòng thủ dân sự do ai tham gia? Chế độ, chính sách đối với người chưa tham gia BHXH bắt buộc? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có trách nhiệm bảo đảm chế độ, chính sách đối với lực lượng phòng thủ dân sự tại địa phương?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 52 Luật Phòng thủ dân sự 2023 về trách nhiệm của chính quyền địa phương trong phòng thủ dân sự như sau:
Trách nhiệm của chính quyền địa phương
1. Hội đồng nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:
a) Quyết định chủ trương, biện pháp xây dựng lực lượng phòng thủ dân sự, ngân sách bảo đảm thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự tại địa phương theo quy định của pháp luật;
b) Giám sát việc tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân về phòng thủ dân sự tại địa phương theo quy định của pháp luật.
2. Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện quản lý nhà nước về phòng thủ dân sự tại địa phương có trách nhiệm sau đây:
a) Ban hành văn bản để tổ chức thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự theo quy định của pháp luật, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp và các nhiệm vụ do cấp có thẩm quyền giao về phòng thủ dân sự tại địa phương;
b) Chỉ đạo xây dựng, thực hiện kế hoạch phòng thủ dân sự; triển khai xây dựng, huấn luyện, huy động lực lượng thực hiện các biện pháp phòng thủ dân sự; bảo đảm chế độ, chính sách đối với lực lượng phòng thủ dân sự tại địa phương;
c) Chỉ đạo và tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp về bảo đảm ngân sách cho hoạt động phòng thủ dân sự tại địa phương;
d) Chỉ đạo và thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo, sơ kết, tổng kết, khen thưởng về phòng thủ dân sự tại địa phương.
Như vậy, Ủy ban nhân dân các cấp là cơ quan có trách nhiệm bảo đảm chế độ, chính sách đối với lực lượng phòng thủ dân sự tại địa phương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?
- Tải về mẫu bảng chi tiêu gia đình hàng tháng? Thu nhập một tháng bao nhiêu được coi là gia đình thuộc hộ nghèo?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi Thông tư 02 2022 quy định đến ngành đào tạo trình độ đại học thạc sĩ tiến sĩ?
- Khi xảy ra sự kiện gì công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường? Nội dung công bố thông tin định kỳ là gì?