Lực lượng tham gia hủy nổ đầu đạn có bắt buộc phải có nhân viên y tế hay tại khu vực hủy nổ đã có trang bị dụng cụ phòng cháy chữa cháy?
Trước khi hủy nổ đầu đạn thì đơn vị thực hiện cần chuẩn bị những gì và phải thông báo với ai?
Theo tiết 2.1.3 tiểu mục 2.1 Mục 2 QCVN 08:2019/BQP ban hành kèm theo Thông tư 158/2019/TT-BQP quy định các việc mà đơn vị thực hiện việc hủy nổ đầu đạn phải làm trước khi tiến hành hủy nổ đầu đạn bao gồm:
"2 QUY ĐỊNH AN TOÀN, KỸ THUẬT
2.1 Quy định chung
...
2.1.3 Trước khi hủy nổ đầu đạn, đơn vị, tổ chức phải thực hiện các nội dung:
2.1.3.1 Lập phương án, kế hoạch trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
2.1.3.2 Thông báo bằng văn bản với chính quyền địa phương và các đơn vị đóng quân trên địa bàn xung quanh khu vực hủy về kế hoạch xử lý đạn dược của đơn vị. Trong quá trình thực hiện không cho người, phương tiện và gia súc đi vào khu vực hủy;
2.1.3.3 Tổ chức chuẩn bị khu vực hủy theo quy định tại 2.3.2;
2.1.3.4 Chuẩn bị lực lượng và phương tiện hủy nổ đầu đạn:
- Lực lượng tham gia hủy nổ đầu đạn là những người được đào tạo theo đúng chuyên ngành, gồm: Người chỉ huy; nhân viên hủy nổ; nhân viên an toàn; nhân viên kỹ thuật; nhân viên y tế; lực lượng cảnh giới; lực lượng tham gia phòng cháy, chữa cháy và theo quy định tại 2.2.4.3;
- Phương tiện, dụng cụ phục vụ hủy nổ đầu đạn gồm: Thiết bị hủy nổ; thiết bị điểm hỏa (trực tiếp hoặc điều khiển nổ từ xa); dây dẫn điện; ống nổ điện hoặc ống nổ thường; dây cháy chậm; nụ xùy và thuốc nổ mồi; bảo hộ lao động; phương tiện vận chuyển; phương tiện phòng cháy, chữa cháy; phương tiện đo nhiệt độ; phương tiện hỗ trợ y tế. Các phương tiện theo quy định tại 2.2.4.4."
Vậy trước khi hủy nổ đầu đạn đơn vị thực hiện phải thông báo bằng văn bản cho các cơ quan chính quyền địa phương và các đơn vị đóng quân trên địa bàn xung quanh khu vực hủy.
Trước khi hủy nổ đầu đạn thì đơn vị thực hiện cần chuẩn bị những gì và phải thông báo với ai? (Hình từ internet)
Có bao nhiêu loại đầu đạn được phép hủy nổ và những đầu đạn đó là gì?
Tại tiết 2.1.1 tiểu mục 2.1 Mục 2 QCVN 08:2019/BQP ban hành kèm theo Thông tư 158/2019/TT-BQP quy định có 5 loại đầu đạn được phép hủy nổ, cụ thể được quy định như sau:
"2 QUY ĐỊNH AN TOÀN, KỸ THUẬT
2.1 Quy định chung
2.1.1 Các loại đầu đạn được phép hủy nổ:
Các loại đầu đạn được phép hủy nổ khi có quyết định hủy nổ của cấp có thẩm quyền bao gồm:
- Các loại đầu đạn để rời cấp 5 không thể tháo rời từng bộ phận, không thể xử lý bằng phương pháp khác (tháo gỡ, hủy đốt, xì tháo thuốc nổ hoặc cưa cắt);
- Đầu đạn đã lắp ngòi nhưng bị hư hỏng, bẹp méo, han gỉ không tháo ngòi ra được; đầu đạn nhồi thuốc nổ bị biến chất;
- Các loại đầu đạn ngoài quy hoạch trang bị quân sự hoặc không còn giá trị sử dụng và không thể xử lý bằng phương pháp khác (tháo gỡ, hủy đốt, xì tháo thuốc nổ hoặc cưa cắt);
- Đầu đạn do bắn hoặc ném đến mục tiêu không nổ hoặc do ảnh hưởng của xung nổ văng ra ngoài qua kiểm tra xác định nguy hiểm cần phải hủy tại chỗ;
- Đầu đạn không rõ nguồn gốc."
Lực lượng tham gia hủy nổ có bắt buộc phải có nhân viên y tế hay tại khu vực hủy nổ đã có trang bị dụng cụ phòng cháy chữa cháy?
Căn cứ tiết 2.1.3.4 tiểu mục 2.1 Mục 2 QCVN 08:2019/BQP ban hành kèm theo Thông tư 158/2019/TT-BQP quy định về chuẩn bị lực lượng và phương tiện hủy nổ đầu đạn thực hiện như sau:
"2 QUY ĐỊNH AN TOÀN, KỸ THUẬT
2.1 Quy định chung
...
2.1.3.4 Chuẩn bị lực lượng và phương tiện hủy nổ đầu đạn:
- Lực lượng tham gia hủy nổ đầu đạn là những người được đào tạo theo đúng chuyên ngành, gồm: Người chỉ huy; nhân viên hủy nổ; nhân viên an toàn; nhân viên kỹ thuật; nhân viên y tế; lực lượng cảnh giới; lực lượng tham gia phòng cháy, chữa cháy và theo quy định tại 2.2.4.3;
- Phương tiện, dụng cụ phục vụ hủy nổ đầu đạn gồm: Thiết bị hủy nổ; thiết bị điểm hỏa (trực tiếp hoặc điều khiển nổ từ xa); dây dẫn điện; ống nổ điện hoặc ống nổ thường; dây cháy chậm; nụ xùy và thuốc nổ mồi; bảo hộ lao động; phương tiện vận chuyển; phương tiện phòng cháy, chữa cháy; phương tiện đo nhiệt độ; phương tiện hỗ trợ y tế. Các phương tiện theo quy định tại 2.2.4.4."
Như vậy tại khu vực hủy nổ phải có lực lượng tham gia hủy nổ đầu đạn trong đó có nhân viên y tế đồng thời cũng phải có phương tiện phòng cháy, chữa cháy.
Cụ thể lực lượng phòng cháy chữa cháy được quy định tại 2.2.4.3 Quy chuẩn này như sau:
- Lực lượng phòng cháy, chữa cháy là những người tham gia hủy nổ đầu đạn và được giao nhiệm vụ về công tác phòng cháy, chữa cháy trong quá trình hủy nổ đầu đạn; được huấn luyện về công tác phòng cháy, chữa cháy và qua kiểm tra phải đạt yêu cầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi xảy ra sự kiện gì công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường? Nội dung công bố thông tin định kỳ là gì?
- 15 thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú của công dân theo Nghị định 154/2024 áp dụng từ 2025 thế nào?
- Lời chúc ngày truyền thống của Hội Cựu chiến binh Việt Nam 6 12 2024? Lời chúc kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội CCB Việt Nam?
- Khẩu hiệu Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam 2024 ý nghĩa? Khẩu hiệu tuyên truyền kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Hội CCB Việt Nam 2024?
- 04 báo cáo lao động doanh nghiệp phải nộp trước khi kết thúc năm? Mẫu báo cáo lao động mới nhất?