Lưới khống chế mặt bằng, lưới khống chế độ cao của công trình đê điều hiện nay được quy định như thế nào?
Tài liệu địa hình cho giai đoạn dự án đầu tư của công trình đê điều cần đáp ứng những yếu cầu như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 6.1 Mục 6 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8481:2010 quy định như sau:
Thành phần, khối lượng khảo sát địa hình giai đoạn dự án đầu tư - thiết kế cơ sở (TKCS)
6.1 Yêu cầu tài liệu địa hình cho giai đoạn DAĐT
Tài liệu khảo sát địa hình phải thể hiện đầy đủ địa hình, địa vật của các công trình trong phạm vi đê, phạm vi công trình bảo vệ bờ, công trình ngăn nước... đảm bảo cho chủ nhiệm đồ án hoàn thành được những nhiệm vụ sau:
- Chọn được vùng và tuyến bố trí các hạng mục công trình đê điều.
- Xác định được chính xác nhiệm vụ, quy mô dự án, kích thước của các hạng mục công trình chính.
- Xác định được khối lượng và tổng mức đầu tư.
...
Theo đó, tài liệu địa hình cho giai đoạn dự án đầu tư của công trình đê điều cần phải thể hiện đầy đủ địa hình, địa vật của các công trình trong phạm vi đê, phạm vi công trình bảo vệ bờ, công trình ngăn nước... đảm bảo cho chủ nhiệm đồ án hoàn thành được những nhiệm vụ sau:
- Chọn được vùng và tuyến bố trí các hạng mục công trình đê điều.
- Xác định được chính xác nhiệm vụ, quy mô dự án, kích thước của các hạng mục công trình chính.
- Xác định được khối lượng và tổng mức đầu tư.
Công trình đê điều (Hình từ Internet)
Lưới khống chế mặt bằng trong công trình đê điều được quy định như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 3.3 Mục 3 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8481:2010 quy định như sau:
Lưới khống chế mặt bằng (Horizontal control network)
Là chỉ các đồ hình mặt bằng như lưới tam giác, đa giác, các tuyến đường chuyền khép kín, giao nhau qua các điểm nút tạo thành lưới, hệ thống giao hội giải tích..., nhằm xác định vị trí tọa độ (X,Y) các điểm khống chế trong hệ quy chiếu cụ thể.
Và căn cứ theo tiểu mục 6.2 Mục 6 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8481:2010 quy định như sau:
Thành phần, khối lượng khảo sát địa hình giai đoạn dự án đầu tư - thiết kế cơ sở (TKCS)
...
6.2 Lưới khống chế mặt bằng
- Hiện nay, lưới khống chế mặt bằng quốc gia đã xây dựng từ hạng 0 - hạng 3 (QCVN...:2008/BTNMT). Một số tuyến đê đã đo khống chế hạng 4 với mật độ 2 - 2,5 km/1 điểm, được chi cục đê điều các tỉnh quản lý. Những tuyến đê này chỉ cần xây dựng lưới cấp 1, cấp 2 theo quy định ở Phụ lục A. Nếu lưới đo hạng 4 ở hệ tọa độ HN72 thì phải chuyển về hệ tọa độ quốc gia VN2000.
- Những khu vực chưa có lưới hạng 4, khi xây dựng phải tuân theo quy định sau:
+ Tất cả các công trình đê điều có diện tích ≥ 10km2 trở lên đều phải xây dựng lưới mặt bằng hạng 4 nối với hệ tọa độ quốc gia VN2000.
+ Những công trình đê điều có diện tích vẽ < 10km2 chỉ xây dựng lưới giải tích 1, đường chuyền cấp 1, giải tích 2, đường chuyền cấp 2.
+ Mật độ điểm khống chế xem Phụ lục B.
...
Theo đó, lưới khống chế mặt bằng trong công trình đê điều là chỉ các đồ hình mặt bằng như lưới tam giác, đa giác, các tuyến đường chuyền khép kín, giao nhau qua các điểm nút tạo thành lưới, hệ thống giao hội giải tích..., nhằm xác định vị trí tọa độ (X,Y) các điểm khống chế trong hệ quy chiếu cụ thể.
Và lưới khống chế mặt bằng công trình đê điều được quy định như trên.
Lưới khống chế độ cao trong công trình đê điều được quy định như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 3.4 Mục 3 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8481:2010 quy định như sau:
Lưới khống chế độ cao (Elevation network)
Chỉ các tuyến khống chế độ cao theo các dạng khép kín, phù hợp, xuất phát từ các mốc cao độ quốc gia (hoặc điểm gốc giả định - khi được chủ đầu tư cho phép) nhằm xác định độ cao các điểm địa hình, địa vật trong hệ thống cao độ quốc gia (hoặc hệ giả định khi chủ đầu tư cho phép).
Và căn cứ theo tiểu mục 6.3 Mục 6 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8481:2010 quy định như sau:
Thành phần, khối lượng khảo sát địa hình giai đoạn dự án đầu tư - thiết kế cơ sở (TKCS)
...
6.3 Lưới khống chế độ cao
- Lưới khống chế độ cao cơ sở trong các công trình đê điều là lưới thủy chuẩn hình học hạng III, IV. Thủy chuẩn kỹ thuật phục vụ đo vẽ tài liệu địa hình.
- Phân hạng lưới độ cao phụ thuộc vào 2 yếu tố: độ phức tạp địa hình căn cứ vào độ dốc địa hình, lòng sông, dòng chảy..., và chiều dài tuyến giữa hai điểm hạng cao quốc gia. Tiêu chuẩn phân cấp xem ở bảng 1 và bảng 2. Khi có sự mâu thuẫn phải lấy tiêu chuẩn độ dài tuyến làm cơ sở. Công trình đê điều bê tông cốt thép phải xây dựng tuyến thủy chuẩn hạng 3.
- Phạm vi ứng dụng, mật độ và độ chính xác các lưới độ cao xem Phụ lục C.
Theo đó, lưới khống chế độ cao trong công trình đê điều chỉ các tuyến khống chế độ cao theo các dạng khép kín, phù hợp, xuất phát từ các mốc cao độ quốc gia (hoặc điểm gốc giả định - khi được chủ đầu tư cho phép) nhằm xác định độ cao các điểm địa hình, địa vật trong hệ thống cao độ quốc gia (hoặc hệ giả định khi chủ đầu tư cho phép).
Và lưới khống chế độ cao trong công trình đê điều được quy định cụ thể như tiểu mục 6.3 Mục 6 Tiêu chuẩn này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu xác nhận kết quả giao dịch chứng khoán tại Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam?
- Mẫu đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ hợp tác xã mới nhất theo Nghị định 113? Hồ sơ đăng ký nhu cầu hỗ trợ bao gồm gì?
- Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản nhận xét?
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?