Lương của giảng viên giáo dục nghề nghiệp chính là bao nhiêu? Giảng viên này phải có bằng cử nhân trở lên đúng không?
Mã số chức danh nghề nghiệp giảng viên giáo dục nghề nghiệp chính là bao nhiêu?
Quy định mã số chức danh nghề nghiệp giảng viên giáo dục nghề nghiệp chính tại Điều 2 Thông tư 07/2023/TT-BLĐTBXH như sau:
Chức danh, mã số chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp
1. Mã số chức danh nghề nghiệp giảng viên giáo dục nghề nghiệp
a) Giảng viên giáo dục nghề nghiệp cao cấp - Mã số: V.09.02.01;
b) Giảng viên giáo dục nghề nghiệp chính - Mã số: V.09.02.02;
c) Giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết - Mã số: V.09.02.03;
d) Giảng viên giáo dục nghề nghiệp thực hành - Mã số: V.09.02.04
2. Mã số chức danh nghề nghiệp giáo viên giáo dục nghề nghiệp
a) Giáo viên giáo dục nghề nghiệp cao cấp - Mã số: V.09.02.05;
b) Giáo viên giáo dục nghề nghiệp chính - Mã số: V.09.02.06;
c) Giáo viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết - Mã số: V.09.02.07;
d) Giáo viên giáo dục nghề nghiệp thực hành - Mã số: V.09.02.08;
đ) Giáo viên giáo dục nghề nghiệp - Mã số: V.09.02.09.
Theo quy định trên, mã số chức danh nghề nghiệp giảng viên giáo dục nghề nghiệp chính là V.09.02.02
Giảng viên giáo dục nghề nghiệp chính (Hình từ Internet)
Lương của giảng viên giáo dục nghề nghiệp chính là bao nhiêu?
Việc xếp lương chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp được quy định tại Điều 14 Thông tư 07/2023/TT-BLĐTBXH như sau:
Xếp lương chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp
Viên chức được xếp lương vào các chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp quy định tại Thông tư này được áp dụng bảng lương tương ứng ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, cụ thể như sau:
1. Giảng viên giáo dục nghề nghiệp cao cấp - Mã số: V.09.02.01, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3 nhóm 1 (A3.1) từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00.
2. Giảng viên giáo dục nghề nghiệp chính - Mã số: V.09.02.02, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2 nhóm 1 (A2.1) từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.
3. Giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết - Mã số: V.09.02.03, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.
4. Giảng viên giáo dục nghề nghiệp thực hành - Mã số: V.09.02.04, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0 từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89.
5. Giáo viên giáo dục nghề nghiệp cao cấp - Mã số: V.09.02.05, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3 nhóm 2 (A3.2), từ hệ số lương 5,75 đến hệ số lương 7,55.
6. Giáo viên giáo dục nghề nghiệp chính - Mã số: V.09.02.06, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2 nhóm 1 (A2.1) từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.
7. Giáo viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết - Mã số: V.09.02.07, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.
8. Giáo viên giáo dục nghề nghiệp thực hành - Mã số: V.09.02.08, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0 từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89.
9. Giáo viên giáo dục nghề nghiệp - Mã số: V.09.02.09, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại B từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06.
Theo quy định trên, giảng viên giáo dục nghề nghiệp chính có hệ số lương từ 4,40 đến hệ số lương 6,78.
Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 10/2023/TT-BNV thì mức lương của giảng viên giáo dục nghề nghiệp chính được tính như sau:
Mức lương giảng viên = 1.800.000 đồng x hệ số lương hiện hưởng
Do đó, lương của giảng viên giáo dục nghề nghiệp chính là từ 7.920.000 đồng đến 12.204.000 đồng.
Giảng viên giáo dục nghề nghiệp chính phải có bằng cử nhân trở lên đúng không?
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của giảng viên giáo dục nghề nghiệp chính được quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 07/2023/TT-BLĐTBXH như sau:
Giảng viên giáo dục nghề nghiệp chính - Mã số: V.09.02.02
...
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Giảng viên dạy lý thuyết có bằng thạc sĩ trở lên; giảng viên vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành có bằng cử nhân hoặc văn bằng trình độ tương đương trở lên, phù hợp với ngành, nghề giảng dạy và có văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận đáp ứng tiêu chuẩn về kỹ năng nghề để dạy thực hành trình độ cao đẳng theo quy định chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp;
b) Có văn bằng, chứng chỉ đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ nghiệp vụ sư phạm theo quy định chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp.
...
Như vậy, giảng viên giáo dục nghề nghiệp chính phải đáp ứng những tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng quy định tại khoản 2 Điều 6 nêu trên.
Trong đó, giảng viên dạy lý thuyết có bằng thạc sĩ trở lên; giảng viên vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành có bằng cử nhân hoặc văn bằng trình độ tương đương trở lên, phù hợp với ngành, nghề giảng dạy và có văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận đáp ứng tiêu chuẩn về kỹ năng nghề để dạy thực hành trình độ cao đẳng theo quy định chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp.
Theo đó, Giảng viên giáo dục nghề nghiệp chính vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành là phải có bằng cử nhân hoặc văn bằng trình độ tương đương trở lên, giảng viên dạy lý thuyết có bằng thạc sĩ trở lên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp là mẫu nào? Có phải chứng thực hợp đồng không?
- Biện pháp kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi truyền thống nhập khẩu? Nội dung kiểm tra gồm những gì?
- Diện tích tính tiền sử dụng đất đối với trường hợp Nhà nước giao đất được xác định như thế nào?
- Kịch bản tổng kết chi hội phụ nữ cuối năm 2024 ngắn gọn? Tổng kết công tác Hội phụ nữ năm 2024 ngắn gọn?
- Cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin không được sử dụng thông tin nào trên môi trường mạng?