Lương của người quản lý doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp của nhà nước có được trả trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ không?

Trường hợp công ty tôi áp dụng tính lương người quản lý doanh nghiệp theo Nghị định 53/2016/NĐ-CP và Thông tư 28/2016/TT-BLĐTBXH vậy thì khi lợi nhuận năm bị lỗ thì lương của người quản lý doanh nghiệp được trả như thế nào?

Người quản lý doanh nghiệp là ai?

Căn cứ theo khoản 24 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 giải thích từ ngữ "người quản lý doanh nghiệp" như sau:

"24. Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý doanh nghiệp tư nhân và người quản lý công ty, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty."

Như vậy, khái niệm về người quản lý doanh nghiệp không được quy định rõ mà chỉ được trình bày dưới dạng liệt kê, cụ thể tương ứng với mỗi loại hình, vị trí người quản lý doanh nghiệp quy định như sau:

Doanh nghiệp tư nhân: Chủ doanh nghiệp tư nhân.

Công ty trách nhiệm hữu hàn một thành viên: Chủ tịch công ty;

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên: Chủ tịch Hội đồng đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên;

Công ty cổ phần: Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị;

Công ty hợp danh: Thành viên hợp danh.

Ngoài ra, người quản lý doanh nghiệp có thể là các chức danh khác được quy định theo điều lệ công ty.

Người quản lý doanh nghiệp

Lương của người quản lý doanh nghiệp (Hình từ Internet)

Lương của người quản lý doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp của nhà nước có được trả trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ không?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 13 Thông tư 28/2016/TT-BLĐTBXH quy định về mức tiền lương bình quân kế hoạch của người quản lý chuyên trách là người đại diện vốn nhà nước như sau:

"3. Đối với công ty không có lợi nhuận, lỗ, giảm lỗ so với thực hiện của năm trước hoặc công ty mới thành lập thì căn cứ vào kế hoạch sản xuất, kinh doanh, mức độ lỗ, giảm lỗ để xác định tiền lương của người quản lý công ty, bảo đảm tương quan chung".

Như vậy, về mặt quy định thì người quản lý vẫn có lương trong tình trạng công ty làm ăn thua lỗ, nhưng tiền lương của họ sẽ phải xác định lại theo mức tiền lương bình quân kế hoạch để đảm bảo sự tương quan chung.

Về mặt quy định thì pháp luật không có nói rõ nội dung này, nhưng theo nguyên tắc, thì chúng ta sẽ áp dụng các quy định chung tại Điều 6 của Nghị định 53/2016/NĐ-CP quy định về tiền lương, thù lao của người quản lý công ty như sau:

"1. Quỹ tiền lương kế hoạch của người quản lý công ty chuyên trách được xác định dựa trên số lượng người quản lý công ty chuyên trách và mức tiền lương bình quân kế hoạch theo khoản 2 và khoản 3 Điều này.
2. Mức tiền lương bình quân kế hoạch đối với người quản lý công ty chuyên trách là người đại diện phần vốn nhà nước được xác định trên cơ sở mức tiền lương bình quân thực hiện năm trước liền kề gắn với việc bảo toàn và phát triển vốn của doanh nghiệp, bảo đảm tiền lương và thu nhập của người lao động, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm đối với người lao động và nhà nước theo quy định của pháp luật, các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh kế hoạch và bảo đảm tối đa không quá 36 triệu đồng/tháng (gọi là mức lương cơ bản, khi Chính phủ điều chỉnh mức lương cơ bản thì thực hiện theo quy định mới của Chính phủ) đối với công ty có lợi nhuận kế hoạch dưới 50 tỷ đồng. Trường hợp công ty có lợi nhuận kế hoạch từ 50 tỷ đồng trở lên thì áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương so với mức lương cơ bản như sau:
a) Hệ số điều chỉnh tăng thêm tối đa bằng 0,5 đối với công ty có lợi nhuận từ 50 tỷ đến dưới 100 tỷ đồng.
b) Hệ số điều chỉnh tăng thêm tối đa bằng 1,0 đối với công ty thuộc lĩnh vực ngân hàng, tài chính, viễn thông có lợi nhuận từ 100 tỷ đến dưới 500 tỷ đồng, công ty thuộc lĩnh vực khai thác và chế biến dầu khí, khoáng sản, điện, thương mại, dịch vụ có lợi nhuận từ 100 tỷ đến dưới 300 tỷ đồng, công ty thuộc lĩnh vực còn lại có lợi nhuận từ 100 tỷ đến dưới 200 tỷ đồng.
c) Hệ số điều chỉnh tăng thêm tối đa bằng 1,5 đối với công ty thuộc lĩnh vực ngân hàng, tài chính, viễn thông có lợi nhuận từ 500 tỷ đến dưới 1.000 tỷ đồng, công ty thuộc lĩnh vực khai thác và chế biến dầu khí, khoáng sản, điện, thương mại, dịch vụ có lợi nhuận từ 300 tỷ đến dưới 700 tỷ đồng, công ty thuộc lĩnh vực còn lại có lợi nhuận từ 200 tỷ đến dưới 500 tỷ đồng.
d) Hệ số điều chỉnh tăng thêm tối đa bằng 2,0 đối với công ty thuộc Lĩnh vực ngân hàng, tài chính, viễn thông có lợi nhuận từ 1.000 tỷ đến dưới 1.500 tỷ đồng, công ty thuộc lĩnh vực, khai thác và chế biến dầu khí, khoáng sản, điện, thương mại, dịch vụ có lợi nhuận từ 700 tỷ đến dưới 1.000 tỷ đồng, công ty thuộc lĩnh vực còn lại có lợi nhuận từ 500 tỷ đến dưới 700 tỷ đồng.
đ) Hệ số điều chỉnh tăng thêm tối đa bằng 2,5 đối với công ty thuộc lĩnh vực ngân hàng, tài chính, viễn thông có lợi nhuận từ 1.500 tỷ đồng trở lên, công ty thuộc lĩnh vực khai thác và chế biến dầu khí, khoáng sản, điện, thương mại, dịch vụ có lợi nhuận từ 1.000 tỷ đồng trở lên, công ty thuộc lĩnh vực còn lại có lợi nhuận từ 700 tỷ đồng trở lên.
Đối với trường hợp công ty có quy mô, lợi nhuận lớn hơn nhiều so với giới hạn quy định nêu trên hoặc do tính chất hoạt động trong một số lĩnh vực đặc thù cần phải khuyến khích lao động quản lý thì được xem xét, áp dụng cao hơn tối đa không quá 10% so với hệ số tăng thêm tiền lương quy định tại khoản 2 Điều này.
3. Mức tiền lương bình quân kế hoạch đối với người quản lý công ty chuyên trách không phải là người đại diện phần vốn nhà nước được xác định trên cơ sở vị trí công việc, bảo đảm cân đối hợp lý với tiền lương của các chức danh tương tự trên thị trường và tiền lương của người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty.
4. Quỹ tiền lương thực hiện của người quản lý công ty chuyên trách được căn cứ vào quỹ tiền lương kế hoạch, các chỉ tiêu quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này và mức độ hoàn thành lợi nhuận kế hoạch, trong đó nếu lợi nhuận thực hiện vượt lợi nhuận kế hoạch thì cứ vượt 1% lợi nhuận, người quản lý công ty chuyên trách được tính thêm 2% tiền lương, nhưng tối đa không quá 20% mức tiền lương bình quân kế hoạch.
5. Quỹ thù lao của người quản lý công ty không chuyên trách được xác định trên cơ sở số lượng người quản lý công ty không chuyên trách, thời gian thực tế làm việc và mức thù lao tối đa bằng 20% mức tiền lương của người quản lý công ty chuyên trách.
6. Căn cứ vào quỹ tiền lương, thù lao thực hiện, công ty trả lương, thù lao cho người quản lý công ty theo quy chế trả lương, thù lao của công ty."

Người quản lý doanh nghiệp có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không?

Căn cứ theo điểm h khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về đối tượng áp dụng như sau

"1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
[...] h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;"

Như vậy người quản lý doanh nghiệp mà có hưởng lương, có hợp đồng lao động thì là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Người quản lý doanh nghiệp
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Người quản lý doanh nghiệp là ai? Người có liên quan với doanh nghiệp là người nào?
Pháp luật
Những ai được gọi là người quản lý doanh nghiệp? Giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn có được làm người quản lý công ty không?
Pháp luật
Người quản lý doanh nghiệp khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc có phải đóng nhiều hơn so với công nhân không?
Pháp luật
Người quản lý doanh nghiệp nhà nước có thời gian giữ chức vụ đang đảm nhiệm trong bao lâu thì được xem xét bổ nhiệm?
Pháp luật
Người quản lý doanh nghiệp nhà nước nghiện ma túy thì có bị áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc hay không?
Pháp luật
Mỗi hành vi vi phạm của người quản lý doanh nghiệp nhà nước có thể bị xử lý nhiều lần bằng nhiều hình thức kỷ luật không?
Pháp luật
Người quản lý doanh nghiệp nhà nước có 2 năm liên tiếp xếp loại chất lượng không hoàn thành nhiệm vụ có bị xem xét miễn nhiệm?
Pháp luật
Tiền lương, thù lao của người quản lý công ty TNHH một thành viên có được tính vào chi phí kinh doanh của công ty không?
Pháp luật
Doanh nghiệp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người quản lý doanh nghiệp thì phải báo trước bao lâu?
Pháp luật
Người quản lý doanh nghiệp có phải đóng bảo hiểm y tế không? Nếu có thì hàng tháng phải đóng bao nhiêu?
Pháp luật
Việc đề xuất chủ trương bổ nhiệm người quản lý doanh nghiệp nhà nước được thực hiện theo trình tự nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người quản lý doanh nghiệp
7,866 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người quản lý doanh nghiệp

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Người quản lý doanh nghiệp

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào