Luồng hàng hải là gì? Nhà nước có nắm thế độc quyền trong việc đầu tư xây dựng các cảng biển và luồng hàng hải không?

Các cảng biển đóng vai trò quan trọng về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng của đất nước. Với việc xây dựng cảng biển thì nhà nước có nắm thế độc quyền trong việc đầu tư xây dựng các cảng biển và luồng hàng hải không? Chủ đầu tư có được tự do lựa chọn vị trí, thông số kỹ thuật chi tiết cảng biển, luồng hàng hải không?

Luồng hàng hải là gì?

Theo khoản 19 Điều 4 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định:

Luồng hàng hải là phần giới hạn vùng nước được xác định bởi hệ thống báo hiệu hàng hải và các công trình phụ trợ khác để bảo đảm an toàn cho hoạt động của tàu biển và các phương tiện thủy khác. Luồng hàng hải bao gồm luồng hàng hải công cộng và luồng hàng hải chuyên dùng.

Luồng hàng hải

Luồng hàng hải

Nhà nước có nắm thế độc quyền trong việc đầu tư xây dựng các cảng biển và luồng hàng hải không?

Theo Điều 4 Nghị định 58/2017/NĐ-CP quy định nguyên tắc đầu tư xây dựng, thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư cảng biển, luồng hàng hải như sau:

- Tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài đầu tư xây dựng cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu neo đậu, chuyển tải, luồng hàng hải phải tuân thủ các quy định tại Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật.

- Việc đầu tư xây dựng cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu neo đậu, chuyển tải, luồng hàng hải phải phù hợp với quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển và các quy hoạch khác có liên quan đã được phê duyệt; trường hợp dự án đầu tư xây dựng cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu neo đậu, chuyển tải, luồng hàng hải có sự khác biệt so với quy hoạch phát triển cảng biển đã được phê duyệt, trước khi triển khai dự án, chủ đầu tư phải báo cáo và được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chấp thuận.

- Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu neo đậu, chuyển tải chuyên dùng có trách nhiệm đầu tư xây dựng, thiết lập kết cấu hạ tầng cảng biển, luồng hàng hải chuyên dùng, khu nước, vùng nước trừ trường hợp luồng hàng hải công cộng, vùng đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch, vùng quay trở hiện có tại khu vực đáp ứng được nhu cầu cho tàu thuyền hoạt động tại cảng chuyên dùng đó.

- Việc quyết định chủ trương đầu tư cảng biển, bến cảng, cầu cảng và luồng hàng hải sử dụng nguồn vốn đầu tư công được thực hiện theo quy định của Luật đầu tư công.

- Việc quyết định chủ trương đầu tư đối với cảng biển, bến cảng, cầu cảng và luồng hàng hải không thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này được thực hiện theo quy định của Luật đầu tư. Đối với các dự án thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư, phải có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Giao thông vận tải.

Như vậy, nhà nước không nắm thế độc quyền trong việc đầu tư xây dựng các cảng biển và luồng hàng hải. Tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài được phép đầu tư xây dựng cảng biển, luồng hàng hải nhưng phải tuân thủ theo quy định của pháp luật.

Đầu tư xây dựng luồng hàng hải được quản lý như thế nào?

Theo Điều 5 Nghị định 58/2017/NĐ-CP quy định về quản lý đầu tư xây dựng luồng hàng hải như sau:

- Việc đầu tư xây dựng luồng hàng hải phải phù hợp với quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển đã được phê duyệt và tuân thủ các quy định có liên quan của pháp luật.

- Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức thực hiện việc lập, công bố và định kỳ hàng năm cập nhật danh bạ luồng hàng hải; tổ chức kiểm tra, giám sát việc đầu tư xây dựng luồng hàng hải theo quy hoạch cảng biển đã được phê duyệt.

Chủ đầu tư có được tự do lựa chọn vị trí, thông số kỹ thuật chi tiết cảng biển, luồng hàng hải không?

Theo Điều 6 Nghị định 58/2017/NĐ-CP quy định thỏa thuận vị trí, thông số kỹ thuật chi tiết cảng biển, bến cảng, cầu cảng, luồng hàng hải như sau:

(1) Trước khi phê duyệt dự án đầu tư, chủ đầu tư gửi trực tiếp đến Cục Hàng hải Việt Nam hoặc gửi qua hệ thống bưu chính hồ sơ đề nghị thỏa thuận vị trí, thông số kỹ thuật chi tiết cảng biển, bến cảng, cầu cảng, luồng hàng hải. Hồ sơ bao gồm:

- Văn bản theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này đề nghị thỏa thuận vị trí, thông số kỹ thuật chi tiết cảng biển, bến cảng, cầu cảng, luồng hàng hải;

- Bản sao văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư của cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định này;

- Bản vẽ mặt bằng công trình thể hiện tọa độ vị trí công trình chính và các công trình phụ trợ khác, khoảng cách từ biên công trình đến các công trình liền kề;

- Giấy tờ pháp lý về khu đất nghiên cứu dự án (cụ thể tọa độ biên khu đất);

- Ý kiến của cơ quan có thẩm quyền về phòng cháy chữa cháy đối với các công trình có yêu cầu riêng về khoảng cách an toàn phòng cháy chữa cháy với công trình liền kề.

(2) Chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ của chủ đầu tư, Cục Hàng hải Việt Nam có văn bản lấy ý kiến các cơ quan liên quan về đề nghị của chủ đầu tư. Trong vòng 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến cùng hồ sơ liên quan kèm theo, các cơ quan liên quan có văn bản tham gia ý kiến gửi tới Cục Hàng hải Việt Nam.

(3) Chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được đầy đủ ý kiến tham gia của các cơ quan liên quan đối với đề nghị của chủ đầu tư, Cục Hàng hải Việt Nam có văn bản thỏa thuận vị trí, thông số kỹ thuật chi tiết gửi chủ đầu tư trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính. Trường hợp không chấp thuận phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

(4) Trước khi tiến hành xây dựng cảng biển, bến cảng, cầu cảng, luồng hàng hải, chủ đầu tư gửi Cục Hàng hải Việt Nam bản sao quyết định đầu tư xây dựng công trình kèm theo bình đồ bố trí mặt bằng tổng thể, bản sao quyết định phê duyệt thiết kế xây dựng công trình để phục vụ công tác quản lý.

Như vậy, trước khi phê duyệt dự án đầu tư xây dựng cảng biển và luồng hàng hải thì chủ đầu tư gửi hồ sơ cho Cục Hàng hải Việt Nam về việc thỏa thuận vị trí, thông số kỹ thuật chi tiết đối với công trình.

Luồng hàng hải TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN LUỒNG HÀNG HẢI
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Luồng hàng hải công cộng là gì? Việc nạo vét duy tu đột xuất luồng hàng hải công cộng thực hiện theo mấy bước?
Pháp luật
Hành lang an toàn của luồng hàng hải là gì? Yêu cầu về giới hạn hành lang an toàn luồng hàng hải được quy định như thế nào?
Pháp luật
Chất lượng dịch vụ vận hành luồng hàng hải là gì? Yêu cầu chung về nhân lực quản lý, vận hành luồng hàng hải là gì?
Pháp luật
Luồng hàng hải là phần giới hạn vùng nước được xác định như thế nào? Mục đích xây dựng luồng hàng hải để làm gì?
Pháp luật
Doanh nghiệp có thể gửi văn bản lấy ý kiến về sự cần thiết, quy mô dự kiến của công trình hàng hải qua cổng dịch vụ công hay không?
Pháp luật
Có bao nhiêu luồng hàng hải theo quy định của pháp luật hiện nay? Công tác quản lý luồng hàng hải do cơ quan, đơn vị nào thực hiện?
Pháp luật
Chủ tàu biển bị mất quyền giới hạn trách nhiệm dân sự đối với các khiếu nại hàng hải trong trường hợp nào?
Pháp luật
Luồng hàng hải là gì? Nhà nước có nắm thế độc quyền trong việc đầu tư xây dựng các cảng biển và luồng hàng hải không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Luồng hàng hải
8,408 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Luồng hàng hải

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Luồng hàng hải

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào