Lương kiểm soát viên khi làm việc tại 2 công ty cùng lúc? Lương kiểm soát viên tại công ty TNHH một thành viên 100% vốn nhà nước được chi trả ra sao?

Lương kiểm soát viên tại công ty TNHH một thành viên 100% vốn nhà nước được chi trả ra sao? Kiểm soát viên làm việc tại 2 công ty TNHH một thành viên được trả lương như thế nào? Quỹ tiền lương kế hoạch dùng để chi trả lương cho kiểm soát viên được xác định như thế nào?

Lương kiểm soát viên tại công ty TNHH một thành viên 100% vốn nhà nước được chi trả ra sao?

Căn cứ Điều 4 Nghị định 52/2016/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 8 Điều 2 Nghị định 21/2024/NĐ-CP) có quy định như sau:

Nguyên tắc xác định, trả tiền lương, thù lao, tiền thưởng
...
7. Tiền lương, tiền thưởng, thù lao của Trưởng ban kiểm soát, Kiểm soát viên xác định theo quy định tại Nghị định này, sau khi trừ khoản phải nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các khoản khác theo quy định của pháp luật để trích nộp cho cơ quan bảo hiểm, công ty nộp cho cơ quan đại diện chủ sở hữu để hình thành quỹ chung và chi trả cho Kiểm soát viên theo mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao.
...

Theo quy định vừa nêu thì tiền lương kiểm soát viên tại công ty TNHH một thành viên 100% vốn nhà, sau khi trừ khoản phải nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các khoản khác theo quy định của pháp luật để trích nộp cho cơ quan bảo hiểm, công ty nộp cho cơ quan đại diện chủ sở hữu để hình thành quỹ chung.

Sau đó, cơ quan đại diện chủ sở hữu đánh giá, chi trả gắn với mức độ hoàn thành nhiệm vụ của Kiểm soát viên.

Lương kiểm soát viên khi làm việc tại 2 công ty cùng lúc?

Lương kiểm soát viên khi làm việc tại 2 công ty cùng lúc? (Hình từ Internet)

Kiểm soát viên làm việc tại 2 công ty TNHH một thành viên được trả lương như thế nào?

Hiện tại, pháp luật không có văn bản hướng dẫn cụ thể việc việc trả lương cho kiểm soát viên làm việc tại 2 công ty TNHH một thành viên 100% vốn nhà nước cũng lúc.

Tuy nhiên, tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 52/2016/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Nghị định 21/2024/NĐ-CP) có quy định như sau:

Trách nhiệm tổ chức thực hiện
1. Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty:
a) Quý I hàng năm, xây dựng quỹ tiền lương, thù lao kế hoạch của người quản lý, Kiểm soát viên gắn với kế hoạch sản xuất, kinh doanh, bảo đảm tương quan hợp lý với tiền lương của người lao động, trình cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt.
b) Căn cứ kết quả thực hiện chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh, xác định quỹ tiền lương, thù lao thực hiện, quỹ tiền thưởng và báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt chậm nhất vào quý I năm sau liền kề. Đối với công ty mẹ - Tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của Tổng công ty hạng đặc biệt và Tổng công ty thực hiện nhiệm vụ công ích giữ vai trò trọng yếu của nền kinh tế thì đồng thời gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để theo dõi.
c) Xác định, trích nộp khoản tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Trưởng ban kiểm soát, Kiểm soát viên cho cơ quan đại diện chủ sở hữu theo quy định tại Nghị định này.
...

Theo đó, nêu kiểm soát viên có thắc mắc về mức lương của mình khi làm việc tại 2 công ty TNHH một thành viên 100% vốn nhà nước cũng lúc thì có thể liên hệ với cơ quan đại diện chủ sở hữu công ty nơi mình làm việc để được hướng dẫn, giải đáp.

Quỹ tiền lương kế hoạch dùng để chi trả lương cho kiểm soát viên được xác định như thế nào?

Theo Điều 5 Nghị định 52/2016/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Nghị định 21/2024/NĐ-CP), Quỹ tiền lương kế hoạch được xác định trên cơ sở số người quản lý, Kiểm soát viên chuyên trách và mức tiền lương bình quân kế hoạch theo quy định sau:

* Mức tiền lương bình quân kế hoạch được xác định trên cơ sở mức tiền lương cơ bản theo hạng công ty quy định tại Phụ lục I và Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 52/2016/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Nghị định 21/2024/NĐ-CP) và hệ số tăng thêm so với mức lương cơ bản theo mức tăng lợi nhuận kế hoạch so với thực hiện của năm trước liền kề như sau:

(1) Công ty có năng suất lao động không giảm và lợi nhuận kế hoạch cao hơn so với thực hiện của năm trước liền kề thì được áp dụng hệ số tăng thêm không vượt quá hệ số tăng thêm theo quy định như sau:

Hệ số tăng thêm



Mức lợi nhuận

theo nhóm lĩnh vực hoạt động

0,5

1,0

1,5

2,0

2,5

1. Nhóm 1: Ngân hàng, tài chính (không bao gồm tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán, lưu ký chứng khoán), viễn thông

Dưới 500 tỷ đồng

Từ 500 đến dưới 1.500 tỷ đồng

Từ 1.500 đến dưới 2.000 tỷ đồng

Từ 2.000 đến dưới 3.000 tỷ đồng

Từ 3.000 tỷ đồng trở lên

2. Nhóm 2: Khai thác và chế biến dầu khí, khoáng sản, điện, thương mại, dịch vụ

Dưới 300 tỷ đồng

Từ 300 đến dưới 1.000 tỷ đồng

Từ 1.000 đến dưới 1.500 tỷ đồng

Từ 1.500 đến dưới 2.000 tỷ đồng

Từ 2.000 tỷ đồng trở lên

3. Nhóm 3: Tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán, lưu ký chứng khoán và các lĩnh vực còn lại

Dưới 200 tỷ đồng

Từ 200 đến dưới 700 tỷ đồng

Từ 700 đến dưới 1.000 tỷ đồng

Từ 1.000 đến dưới 1.500 tỷ đồng

Từ 1.500 tỷ đồng trở lên

Trường hợp công ty có lợi nhuận kế hoạch cao hơn nhiều lần so với mức lợi nhuận thấp nhất tương ứng với hệ số tăng thêm 2,5 trong Bảng hệ số tăng thêm, giữ vai trò trọng yếu trong nền kinh tế quốc dân, hoạt động trong lĩnh vực mà các doanh nghiệp trên thị trường đang trả lương cho lao động quản lý cao hơn so với chức danh tương đương của công ty, cần thiết áp dụng cao hơn hệ số tăng thêm theo quy định để khuyến khích lao động quản lý thì cần:

- Tham khảo ý kiến của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về quỹ tiền lương của Kiểm soát viên để bảo đảm cân đối chung.

- Sau đó báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu khi xem xét, quyết định quỹ tiền lương của Kiểm soát viên phù hợp với mặt bằng tiền lương của chức danh tương đương cùng lĩnh vực hoạt động trên thị trường.

(2) Công ty có lợi nhuận kế hoạch không cao hơn so với lợi nhuận thực hiện của năm trước liền kề thì được áp dụng hệ số tăng thêm không vượt quá mức 70% hệ số tăng thêm tương ứng với mức lợi nhuận trong Bảng hệ số tăng thêm quy định tại điểm a khoản này nhân với tỷ lệ giữa lợi nhuận kế hoạch so với lợi nhuận thực hiện của năm trước liền kề.

(3) Công ty không có lợi nhuận thì mức tiền lương bình quân kế hoạch phải thấp hơn mức tiền lương cơ bản, nhưng không thấp hơn 50% mức tiền lương cơ bản. Trường hợp lỗ thì mức tiền lương bình quân kế hoạch bằng 50% mức tiền lương cơ bản.

(4) Công ty giảm lỗ so với thực hiện năm trước liền kề, công ty mới thành lập hoặc mới hoạt động thì căn cứ vào mức độ giảm lỗ hoặc kế hoạch sản xuất, kinh doanh để xác định tiền lương, bảo đảm tương quan chung và báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét quyết định;

(5) Đối với trường hợp lợi nhuận kế hoạch bằng hoặc cao hơn lợi nhuận thực hiện của năm trước liền kề, sau khi xác định theo (1) và (2) mà mức tiền lương bình quân kế hoạch thấp hơn mức tiền lương bình quân thực hiện của năm trước liền kề thì mức tiền lương bình quân kế hoạch được tính bằng mức tiền lương bình quân thực hiện của năm trước liền kề.

Kiểm soát viên
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Khi số lượng kiểm soát viên của Công ty cổ phần không đáp ứng đủ quy định thì thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Có bao gồm kiểm soát viên trong cơ cấu tổ chức của hợp tác xã theo tổ chức quản trị rút gọn không?
Pháp luật
Kiểm soát viên trung cấp đê điều phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì về năng lực chuyên môn và trình độ đào tạo?
Pháp luật
Nhiệm kỳ của kiểm soát viên theo tổ chức quản trị rút gọn tối đa bao nhiêu năm? Có được bầu lại hay không?
Pháp luật
Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soát viên của doanh nghiệp bảo hiểm có bắt buộc phải là cổ đông của doanh nghiệp không?
Pháp luật
Lương kiểm soát viên khi làm việc tại 2 công ty cùng lúc? Lương kiểm soát viên tại công ty TNHH một thành viên 100% vốn nhà nước được chi trả ra sao?
Pháp luật
Kiểm soát viên doanh nghiệp nhà nước phải có bằng tốt nghiệp đại học thuộc các chuyên ngành nào?
Pháp luật
Kiểm soát viên cao cấp chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc công chức loại mấy? Mức lương hiện nay là bao nhiêu?
Pháp luật
Có bao nhiêu mức độ để xếp loại chất lượng hàng năm Kiểm soát viên doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ?
Pháp luật
Chuyên viên pháp lý muốn trở thành Kiểm soát viên Ban kiểm soát doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ phải có bao nhiêu năm kinh nghiệm?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kiểm soát viên
431 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kiểm soát viên

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kiểm soát viên

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào