Lưu chiểu phim, lưu trữ phim là gì? Pháp luật quy định như thế nào đối với cơ sở lưu trữ phim? Hành vi nào bị coi là vi phạm trong lưu chiểu phim, lưu trữ phim?
Lưu chiểu phim là gì?
Căn cứ theo Điều 45 Luật Điện ảnh 2006 quy định về lưu chiểu phim:
"Điều 45. Lưu chiểu phim
1. Cơ sở sản xuất phim, cơ sở nhập khẩu phim phải nộp một bản lưu chiểu bộ phim tại cơ quan cấp giấy phép phổ biến phim.
2. Phim sản xuất bằng vật liệu nào thì nộp lưu chiểu bằng vật liệu đó.
3. Đối với phim nhựa nhập khẩu, cơ sở nhập khẩu phim nộp lưu chiểu bằng băng phim, đĩa phim được in sang từ bộ phim trình duyệt.
4. Trong thời hạn mười hai tháng, kể từ ngày phim được cấp giấy phép phổ biến, cơ quan nhận lưu chiểu quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm nộp bản phim lưu chiểu cho cơ sở lưu trữ phim."
Lưu trữ phim là gì?
Lưu trữ phim
Theo Điều 46 Luật Điện ảnh 2006, được sửa đổi bởi khoản 18 Điều 1 và Điều 2 Luật Điện ảnh sửa đổi 2009 quy định về lưu trữ phim như sau:
"Điều 46. Lưu trữ phim
1. Trong thời hạn sáu tháng, kể từ ngày phim được cấp giấy phép phổ biến, cơ sở sản xuất phim tài trợ, đặt hàng sử dụng ngân sách nhà nước phải nộp lưu trữ vật liệu gốc bao gồm gốc hình, gốc tiếng, kịch bản và tài liệu kèm theo phim cho cơ sở lưu trữ phim.
2. Cơ sở lưu trữ phim thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm lưu trữ phim của các cơ sở điện ảnh thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và phim của các bộ, ngành, địa phương được cấp giấy phép phổ biến trong mạng lưới chiếu phim.
3. Cơ sở lưu trữ phim thuộc bộ, ngành lưu trữ phim lưu hành nội bộ; cơ quan nghiên cứu khoa học lưu trữ phim của cơ quan mình.
4. Cơ sở lưu trữ phim thuộc đài truyền hình, đài phát thanh - truyền hình lưu trữ phim của đài mình."
Quyền và nghĩa vụ của cơ sở lưu trữ phim được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 47 Luật Điện ảnh 2006 quy định về quyền và nghĩa vụ của cơ sở lưu trữ phim như sau:
- Bảo đảm an toàn phim, vật liệu gốc của phim và bảo quản đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Tổ chức khai thác phim lưu trữ, cung cấp lại bản sao, in trích tư liệu cho cơ sở sản xuất phim có phim lưu trữ theo quy định của pháp luật.
- Hợp tác với tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài trong hoạt động bảo quản, lưu trữ, phục hồi, khai thác phim.
- Mua những tác phẩm điện ảnh có giá trị trong nước và nước ngoài để phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập.
- Ngoài việc thực hiện những quyền, nghĩa vụ quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này, cơ quan lưu trữ phim do Bộ Văn hoá - Thông tin quản lý được làm dịch vụ lưu trữ phim cho các cơ sở điện ảnh; được bán, cho thuê, phổ biến phim lưu trữ dịch vụ đã có giấy phép phổ biến theo sự thỏa thuận của chủ sở hữu phim; được in sang, nhân bản để bán, cho thuê, phổ biến phim lưu chiểu khi có sự chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh.
Việc quản lý và sử dụng nguồn thu thực hiện theo quy định của Bộ Văn hoá - Thông tin và Bộ Tài chính.
Hành vi nào bị coi là vi phạm trong lưu chiểu phim, lưu trữ phim?
Tại Điều 52 Luật Điện ảnh 2006 quy định về hành vi vi phạm trong lưu chiểu phim, lưu trữ phim như sau:
- Cơ sở sản xuất phim, cơ sở nhập khẩu phim không nộp lưu chiểu hoặc nộp không đủ số lượng, không đúng chủng loại phim.
- Cơ sở sản xuất phim không nộp lưu trữ vật liệu gốc của phim tài trợ, đặt hàng sử dụng ngân sách nhà nước hoặc nộp không đủ số lượng, không đúng chủng loại cho cơ sở lưu trữ phim trong thời hạn sáu tháng, kể từ ngày phim được cấp giấy phép phổ biến của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh.
- Cơ quan nhận lưu chiểu không nộp bản lưu chiểu cho cơ sở lưu trữ trong thời hạn mười hai tháng, kể từ ngày phim được cấp giấy phép phổ biến của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh.
- Cơ sở lưu trữ phim không cung cấp lại bản sao, in trích tư liệu của phim cho cơ sở sản xuất phim theo quy định của pháp luật.
- Cơ sở lưu trữ phim không bảo đảm an toàn phim, vật liệu gốc của phim và không bảo quản theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật về lưu trữ.
- Cơ sở lưu trữ phim bán, cho thuê phim khi chưa được sự đồng ý của chủ sở hữu phim, chưa có giấy phép phổ biến của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh hoặc chưa có quyết định phát sóng của người đứng đầu đài truyền hình, đài phát thanh - truyền hình. (khoản này được sửa đổi bởi khoản 23 Điều 1 Luật Điện ảnh sửa đổi 2009)
- Cơ sở lưu trữ phim do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quản lý in sang, nhân bản để bán, cho thuê, phổ biến phim lưu chiểu khi chưa được sự chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh; quản lý, sử dụng nguồn thu không theo quy định của Bộ Văn hoá - Thông tin và Bộ Tài chính. (Cụm từ “Bộ Văn hoá - Thông tin” bị thay thế bởi quy định tại Điều 2 Luật Điện ảnh sửa đổi 2009)
Xử lý vi phạm pháp luật về điện ảnh như thế nào?
Theo Điều 53 Luật Điện ảnh 2006 quy định về vấn đề xử lý vi phạm pháp luật về điện ảnh như sau:
"Điều 53. Xử lý vi phạm pháp luật về điện ảnh
Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động điện ảnh thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?