Lưu giữ thông tin liên quan đến việc đánh giá mức báo động phục vụ công tác ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân là trách nhiệm của ai?
- Lưu giữ thông tin liên quan đến việc đánh giá mức báo động phục vụ công tác ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân là trách nhiệm của ai?
- Tổ chức được phân công đánh giá mức báo động phục vụ công tác ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân có trách nhiệm gì?
- Ban chỉ huy các cấp thiết lập hệ thống thông báo và khởi động ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân căn cứ vào đâu?
Lưu giữ thông tin liên quan đến việc đánh giá mức báo động phục vụ công tác ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân là trách nhiệm của ai?
Sự cố bức xạ và hạt nhân được giải thích tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 12/2023/TT-BKHCN là tình trạng mất an toàn bức xạ; mất an toàn hạt nhân; mất an ninh đối với nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân.
Công tác chuẩn bị đánh giá mức báo động sự cố bức xạ và hạt nhân được quy định chi tiết tại Điều 12 Thông tư 12/2023/TT-BKHCN dưới đây:
Công tác chuẩn bị đánh giá mức báo động
1. Cơ sở thuộc nhóm nguy cơ I, II và III có trách nhiệm chuẩn bị (nhân lực, thiết bị, phương tiện, quy trình) cho việc đánh giá:
a) Các điều kiện bất thường trong cơ sở;
b) Tình huống chiếu xạ hoặc phát tán chất phóng xạ;
c) Tình trạng bức xạ trong và ngoài cơ sở;
d) Các tình huống chiếu xạ tiềm năng và chiếu xạ thực tế.
2. Cơ sở thuộc nhóm chuẩn bị ứng phó sự cố I, II, cơ quan có thẩm quyền trong khu vực nhóm nguy cơ V và Ban chỉ huy các cấp có trách nhiệm chuẩn bị:
a) Đánh giá nhiễm bẩn phóng xạ, phát tán chất phóng xạ, liều bức xạ nhằm đưa ra quyết định thực hiện các hành động bảo vệ trong vùng PAZ và UPZ, khu vực EPD và ICPD;
b) Nguồn nhân lực được đào tạo và trang thiết bị để thực hiện quy định tại điểm a khoản này;
c) Lưu giữ các thông tin liên quan đến việc đánh giá mức báo động để phục vụ công tác ứng phó sự cố.
3. Cơ sở thuộc nhóm nguy cơ IV có trách nhiệm chuẩn bị:
a) Xác định quy mô và mức độ của tình huống chiếu xạ bất thường hoặc nhiễm xạ;
b) Xác định số lượng người có nguy cơ bị chiếu xạ;
c) Thông báo mức độ nguy hiểm, đề xuất các biện pháp giảm thiểu hậu quả và hành động bảo vệ trong khu vực xảy ra sự cố tới cơ quan có thẩm quyền.
Theo quy định trên, lưu giữ thông tin liên quan đến việc đánh giá mức báo động phục vụ công tác ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân là trách nhiệm của cơ sở thuộc nhóm chuẩn bị ứng phó sự cố I, II, cơ quan có thẩm quyền trong khu vực nhóm nguy cơ V và Ban chỉ huy các cấp.
Chuẩn bị nguồn lực bảo đảm việc cung cấp thông tin ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân (Hình từ Internet)
Tổ chức được phân công đánh giá mức báo động phục vụ công tác ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân có trách nhiệm gì?
Đánh giá mức báo động phục vụ công tác ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân được quy định tại Điều 22 Thông tư 12/2023/TT-BKHCN như sau:
Đánh giá mức báo động
Tổ chức, cá nhân được phân công đánh giá mức báo động có trách nhiệm:
1. Căn cứ mức độ nghiêm trọng và khả năng gây ra hậu quả của sự cố để xác định mức báo động quy định tại Phụ lục III của Thông tư này.
2. Tiến hành kiểm xạ và phân tích mẫu môi trường nhằm kịp thời xác định mối nguy hiểm và điều chỉnh biện pháp ứng phó.
3. Cung cấp thông tin về tình trạng sự cố và kiến nghị hành động bảo vệ phù hợp.
Theo quy định trên, tổ chức được phân công đánh giá mức báo động phục vụ công tác ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân có trách nhiệm:
- Căn cứ mức độ nghiêm trọng và khả năng gây ra hậu quả của sự cố để xác định mức báo động quy định tại Phụ lục III của Thông tư 12/2023/TT-BKHCN.
- Tiến hành kiểm xạ và phân tích mẫu môi trường nhằm kịp thời xác định mối nguy hiểm và điều chỉnh biện pháp ứng phó.
- Cung cấp thông tin về tình trạng sự cố và kiến nghị hành động bảo vệ phù hợp.
Ban chỉ huy các cấp thiết lập hệ thống thông báo và khởi động ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân căn cứ vào đâu?
Công tác chuẩn bị xác nhận sự cố, thông báo và khởi động hệ thống ứng phó sự cố được quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 12/2023/TT-BKHCN dưới đây:
Công tác chuẩn bị xác nhận sự cố, thông báo và khởi động hệ thống ứng phó sự cố
1. Ban chỉ huy các cấp có trách nhiệm:
a) Ban hành quy trình tiếp nhận và xử lý thông tin 24/7 về sự cố, bao gồm khuyến cáo biện pháp ứng phó và công tác trợ giúp;
b) Tổ chức đào tạo đội ứng phó ban đầu có khả năng nhận biết các dấu hiệu cảnh báo bức xạ và đưa ra thông báo thích hợp, cảnh báo kịp thời khi sự cố xảy ra.
2. Ban chỉ huy các cấp căn cứ vào mức báo động được quy định trong Phụ lục III của Thông tư này, có trách nhiệm thiết lập hệ thống thông báo và khởi động ứng phó sự cố phù hợp với quy định pháp luật.
Theo quy định trên, Ban chỉ huy các cấp căn cứ vào mức báo động được quy định trong Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 12/2023/TT-BKHCN, có trách nhiệm thiết lập hệ thống thông báo và khởi động ứng phó sự cố phù hợp với quy định pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 1 là ngày gì? Ngày 11 tháng 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 11 tháng 1 cung gì? Có được nghỉ làm vào ngày này?
- HMPV là gì? HMPV có phải là căn nguyên virus gây viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn không?
- Lỗi sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 trừ bao nhiêu điểm?
- Toàn bộ chế độ nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 có gì đáng chú ý? Tải Nghị định 178 nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy?
- Có được miễn trừ khai báo hóa chất đối với hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ hay không?