Lưu học sinh Lào sang Việt Nam học đại học theo diện Hiệp định được hỗ trợ sinh hoạt phí là bao nhiêu?
- Lưu học sinh Lào sang Việt Nam học đại học theo diện Hiệp định được hỗ trợ sinh hoạt phí là bao nhiêu?
- Kinh phí hỗ trợ trang cấp ban đầu cho lưu học sinh Lào sang Việt Nam học đại học theo diện Hiệp định được chi theo nguyên tắc nào?
- Căn cứ vào đâu để lập dự toán vốn viện trợ lưu học sinh Lào sang Việt Nam học tập theo diện Hiệp định?
Lưu học sinh Lào sang Việt Nam học đại học theo diện Hiệp định được hỗ trợ sinh hoạt phí là bao nhiêu?
Lưu học sinh Lào sang Việt Nam học đại học theo diện Hiệp định được hỗ trợ sinh hoạt phí theo Điều 5 Thông tư 75/2023/TT-BTC (Có hiệu lực từ ngày 01/01/2024) như sau:
Chi sinh hoạt phí
Chi sinh hoạt phí gồm phụ cấp tiêu vặt và tiền ăn, được cơ sở đào tạo cấp cho lưu học sinh theo định mức sau:
1. Lưu học sinh đào tạo dài hạn hệ trung học phổ thông, bao gồm cả khóa học dự bị tiếng Việt để thi tuyển, xét tuyển vào hệ trung học phổ thông: 4.300.000 đồng/người/tháng.
2. Lưu học sinh đào tạo dài hạn hệ trung cấp, cao đẳng nghề; đại học, bao gồm cả khóa học dự bị tiếng Việt để thi tuyển, xét tuyển vào các hệ này: 4.750.000 đồng/người/tháng.
3. Lưu học sinh đào tạo dài hạn hệ sau đại học, bao gồm cả khóa học dự bị tiếng Việt để thi tuyển, xét tuyển vào hệ sau đại học: 5.350.000 đồng/người/tháng.
4. Lưu học sinh đào tạo, tập huấn ngắn hạn: 6.750.000 đồng/người/tháng.
Như vậy, lưu học sinh Lào sang Việt Nam học đại học theo diện Hiệp định được hỗ trợ sinh hoạt phí là 4.750.000 đồng/người/tháng.
Trước đây, lưu học sinh Lào sang Việt Nam học đại học theo diện Hiệp định được hỗ trợ sinh hoạt phí theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 24/2018/TT-BTC (Hết hiệu lực từ ngày 01/01/2024) như sau:
Chi sinh hoạt phí
1. Nội dung chi: sinh hoạt phí cho lưu học sinh.
2. Định mức chi
- Lưu học sinh đào tạo dài hạn hệ trung học: 3.080.000 đồng/người/tháng.
- Lưu học sinh đào tạo dài hạn hệ đại học: 3.630.000 đồng/người/tháng.
- Lưu học sinh đào tạo dài hạn hệ sau đại học: 4.110.000 đồng/người/tháng.
- Lưu học sinh đào tạo, tập huấn ngắn hạn: 4.820.000 đồng/người/tháng.
- Lưu học sinh học tiếng Việt thi tuyển vào bậc Trung học, Đại học: 2.460.000 đồng/người/tháng.
- Lưu học sinh học tiếng Việt thi tuyển vào bậc Sau đại học: 2.900.000 đồng/người/tháng.
3. Nguyên tắc chi
a) Đối với cơ sở đào tạo không tổ chức ăn tập trung, toàn bộ sinh hoạt phí được cấp cho lưu học sinh.
b) Đối với cơ sở đào tạo tổ chức ăn tập trung theo quy định thì suất ăn tập trung cho lưu học sinh Lào, Campuchia theo định mức của cơ sở đào tạo không vượt quá 45% định mức chi quy định tại Khoản 2 Điều này; Phần còn lại được chi trực tiếp cho lưu học sinh.
Như vậy, theo quy định trên thì lưu học sinh Lào sang Việt Nam học đại học theo diện Hiệp định được hỗ trợ sinh hoạt phí là 3.630.000 đồng/người/tháng.
Lưu học sinh Lào sang Việt Nam học đại học theo diện Hiệp định được hỗ trợ sinh hoạt phí là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Kinh phí hỗ trợ trang cấp ban đầu cho lưu học sinh Lào sang Việt Nam học đại học theo diện Hiệp định được chi theo nguyên tắc nào?
Kinh phí hỗ trợ trang cấp ban đầu cho lưu học sinh Lào sang Việt Nam học đại học theo diện Hiệp định được chi theo nguyên tắc được quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 75/2023/TT-BTC (Có hiệu lực từ ngày 01/01/2024) như sau:
- Kinh phí hỗ trợ trang cấp ban đầu được cấp qua cơ sở đào tạo để hỗ trợ cho lưu học sinh.
- Hỗ trợ trang cấp cá nhân cần thiết ban đầu được cơ sở đào tạo cấp một lần cho một lưu học sinh để sử dụng trong cả khóa học bao gồm các vật dụng cần thiết như quần áo, cặp sách, chăn, màn, chậu rửa,... Trường hợp bị mất hoặc hư hỏng, lưu học sinh không được cấp lại.
- Lưu học sinh đã được hỗ trợ trang cấp cá nhân ban đầu khi sang học tiếng Việt để thi tuyển, xét tuyển vào các hệ thì không được hỗ trợ trang cấp cá nhân ban đầu khi vào hệ học chính thức.
Trước đây, kinh phí hỗ trợ trang cấp ban đầu cho lưu học sinh Lào sang Việt Nam học đại học theo diện Hiệp định được chi theo nguyên tắc tại khoản 3 Điều 6 Thông tư 24/2018/TT-BTC (Hết hiệu lực từ ngày 01/01/2024) như sau:
Hỗ trợ trang cấp ban đầu
1. Nội dung chi
a) Hỗ trợ trang cấp cá nhân cần thiết ban đầu được cơ sở đào tạo cấp một lần cho một lưu học sinh để sử dụng trong cả khoá học bao gồm các vật dụng cần thiết như chăn, màn, chậu rửa, quần áo...Trường hợp bị mất hoặc hư hỏng, lưu học sinh không cấp lại.
b) Lưu học sinh đã được hỗ trợ trang cấp cá nhân ban đầu khi sang học tiếng Việt để thi tuyển vào các bậc học thì sẽ không được hỗ trợ trang cấp cá nhân ban đầu khi vào bậc học chính thức.
2. Định mức hỗ trợ
a) Lưu học sinh hệ đào tạo dài hạn: 4.480.000 đồng/người.
b) Lưu học sinh hệ đào tạo ngắn hạn: 3.580.000 đồng/người.
c) Lưu học sinh khối quốc phòng, an ninh, cơ yếu, được cấp bổ sung chênh lệch quân trang trị giá 55.000 đồng/người/tháng.
3. Nguyên tắc chi
Kinh phí hỗ trợ trang cấp ban đầu được cấp qua cơ sở đào tạo để hỗ trợ trực tiếp cho lưu học sinh.
Như vậy, theo quy định trên thì kinh phí hỗ trợ trang cấp ban đầu cho lưu học sinh Lào sang Việt Nam học đại học theo diện Hiệp định được cấp qua cơ sở đào tạo để hỗ trợ trực tiếp cho lưu học sinh.
Căn cứ vào đâu để lập dự toán vốn viện trợ lưu học sinh Lào sang Việt Nam học tập theo diện Hiệp định?
Căn cứ vào đâu để lập dự toán vốn viện trợ lưu học sinh Lào sang Việt Nam học tập theo diện Hiệp định, thì theo điểm a khoản 1 Điều 8 Thông tư 75/2023/TT-BTC (Có hiệu lực từ ngày 01/01/2024) như sau:
Lập dự toán, giao dự toán, thanh toán, quyết toán vốn viện trợ
1. Lập và giao dự toán
a) Căn cứ số lượng lưu học sinh hiện đang học, chỉ tiêu đào tạo mới và định mức chi hỗ trợ cho cơ sở đào tạo lưu học sinh diện Hiệp định theo quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật liên quan, các bộ, cơ quan trung ương, địa phương được cấp có thẩm quyền giao chỉ tiêu đào tạo lưu học sinh Lào, Campuchia lập dự toán chi viện trợ cho đào tạo theo quy định của pháp luật ngân sách nhà nước, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp vào dự toán chi viện trợ, trình cấp thẩm quyền xem xét, quyết định.
b) Trên cơ sở dự toán vốn viện trợ được giao, các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương phân bổ dự toán vốn viện trợ cho các cơ sở đào tạo trực thuộc.
...
Theo đó,việc lập dự toán vốn viện trợ lưu học sinh Lào sang Việt Nam học tập theo diện Hiệp định được căn cứ vào số lượng lưu học sinh hiện đang học, chỉ tiêu đào tạo mới và định mức chi hỗ trợ cho cơ sở đào tạo lưu học sinh diện Hiệp định theo quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật liên quan.
Các bộ, cơ quan trung ương, địa phương được cấp có thẩm quyền giao chỉ tiêu đào tạo lưu học sinh Lào lập dự toán chi viện trợ cho đào tạo theo quy định của pháp luật ngân sách nhà nước, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp vào dự toán chi viện trợ, trình cấp thẩm quyền xem xét, quyết định.
Trước đây, căn cứ vào đâu để lập dự toán vốn viện trợ lưu học sinh Lào sang Việt Nam học tập theo diện Hiệp định, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 24/2018/TT-BTC (Hết hiệu lực từ ngày 01/01/2024) như sau:
Lập dự toán, giao dự toán, thanh toán, quyết toán vốn viện trợ
1. Lập và giao dự toán
a) Căn cứ chỉ tiêu đào tạo mới, số lượng lưu học sinh hiện đang học và suất chi đào tạo theo quy định tại Thông tư này, các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương được cấp có thẩm quyền giao chỉ tiêu đào tạo lưu học sinh Lào, Campuchia lập dự toán chi viện trợ cho đào tạo, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp vào dự toán chi viện trợ, trình cấp thẩm quyền xem xét, quyết định.
b) Trên cơ sở dự toán vốn viện trợ được giao, các Bộ, cơ quan trung ương và các địa phương phân bổ dự toán vốn viện trợ cho các cơ sở đào tạo trực thuộc.
2. Thanh toán vốn viện trợ
a) Các cơ sở đào tạo thực hiện rút dự toán kinh phí viện trợ qua Kho bạc Nhà nước theo quy định.
b) Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát chi và thanh toán vốn viện trợ theo quy định.
3. Quyết toán vốn viện trợ
a) Việc quyết toán kinh phí theo thực chi, với đầy đủ hoá đơn, chứng từ chứng minh việc chi tiêu theo quy định, trừ trường hợp các Khoản chi được khoán theo quy định của pháp luật.
b) Các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương lập báo cáo quyết toán kinh phí viện trợ cho đào tạo, tổng hợp trong báo cáo quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước của các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương và gửi báo cáo quyết toán cho Bộ Tài chính để thẩm định, tổng hợp quyết toán ngân sách nhà nước của các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương theo quy định.
Như vậy, theo quy định trên thì căn cứ chỉ tiêu đào tạo mới, số lượng lưu học sinh hiện đang học và suất chi đào tạo theo quy định tại Thông tư 24/2018/TT-BTC, các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương được cấp có thẩm quyền giao chỉ tiêu đào tạo lưu học sinh Lào lập dự toán chi viện trợ cho đào tạo, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp vào dự toán chi viện trợ, trình cấp thẩm quyền xem xét, quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 1 là ngày gì? Ngày 11 tháng 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 11 tháng 1 cung gì? Có được nghỉ làm vào ngày này?
- HMPV là gì? HMPV có phải là căn nguyên virus gây viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn không?
- Lỗi sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 trừ bao nhiêu điểm?
- Toàn bộ chế độ nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 có gì đáng chú ý? Tải Nghị định 178 nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy?
- Có được miễn trừ khai báo hóa chất đối với hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ hay không?