Lưu trữ hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm có phải là nghĩa vụ của bên thế chấp và bên nhận thế chấp hay không?
Lưu trữ hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm có phải là nghĩa vụ của bên thế chấp và bên nhận thế chấp hay không?
Việc lưu trữ hồ sơ đăng ký thế chấp được thực hiện theo quy định tại Điều 16 Thông tư 08/2018/TT-BTP, cụ thể như sau:
Lưu trữ hồ sơ đăng ký
Trung tâm Đăng ký thực hiện việc lưu hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm, hợp đồng bằng phương thức lưu trữ điện tử theo quy định tại Luật lưu trữ và Nghị định số 01/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật lưu trữ.
Theo quy định trên việc lưu trữ hồ sơ đăng lý biện pháp bảo đảm là trách nhiệm của Trung tâm Đăng ký, trường hợp này bên thế chấp và bên nhập thế chấp không bắt buộc thực hiện lưu trữ hồ sơ.
Lưu trữ hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm có phải là nghĩa vụ của bên thế chấp và bên nhận thế chấp hay không? (Hình từ Internet)
Có thể yêu cầu trung tâm đăng ký biện pháp bảo đảm cung cấp các thông tin gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 20 Thông tư 08/2018/TT-BTP (Được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Thông tư 06/2020/TT-BTP) quy định về phạm vi cung cấp thông tin của trung tâm đăng ký như sau:
- Thông tin về bên bảo đảm gồm tên, số giấy tờ xác định tư cách pháp lý; thông tin về bên nhận bảo đảm là tên được lưu giữ trong cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm;
- Thông tin về phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện thủy nội địa, tàu cá, phương tiện giao thông đường sắt, phương tiện chuyên dùng gồm: Số khung, số máy (nếu có), biển số xe, tên phương tiện đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện chuyên dùng có đăng ký quyền sở hữu, quyền lưu hành tài sản; tên phương tiện, số đăng ký, năm và nơi đóng, chiều dài, chiều rộng, chiều cao mạn, trọng tải toàn phần, công suất máy chính (nếu có) đối với phương tiện thủy nội địa, tàu cá; tên phương tiện, số đăng ký, số động cơ, kiểu loại động cơ (nếu có) đối với phương tiện là đầu máy và các phương tiện động lực chuyên dùng, số đăng ký đối với phương tiện là toa xe, toa xe gòong (nếu có)
Căn cứ theo Điều 19 Thông tư 08/2018/TT-BTP có nêu những thông tin không thuộc phạm vi cung cấp nêu trên sẽ bị từ chối tiếp nhận trao đổi thông tin, cụ thể quy định như sau:
Căn cứ từ chối tiếp nhận trao đổi thông tin
1. Trung tâm Đăng ký từ chối trao đổi thông tin khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Không thuộc phạm vi thông tin được trao đổi theo quy định tại Điều 20 Thông tư này;
b) Phương thức trao đổi thông tin không đúng quy định tại Điều 18 Thông tư này;
c) Văn bản yêu cầu thông báo thế chấp phương tiện giao thông hoặc Văn bản thông báo kê biên, giải tỏa kê biên tài sản thi hành án không kê khai đầy đủ hoặc kê khai không đúng hướng dẫn theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Việc từ chối tiếp nhận thông tin phải được thực hiện bằng văn bản ngay trong ngày nhận được thông tin do cơ quan có thẩm quyền gửi đến, trong đó phải nêu rõ lý do từ chối và hướng dẫn thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Trường hợp nhận thông tin sau 15 giờ thì việc từ chối tiếp nhận thông tin được thực hiện trong ngày làm việc tiếp theo.
Có thể yêu cầu cung cấp thông tin về đăng ký biện pháp bảo đảm thông qua các hình thức nào?
Tại Điều 18 Thông tư 08/2018/TT-BTP quy định về nội dung này như sau:
Phương thức trao đổi thông tin
1. Thông tin về đăng ký biện pháp bảo đảm tại Trung tâm Đăng ký; thông tin về kê biên tài sản thi hành án hoặc thông tin về giải tỏa kê biên tài sản thi hành án tại Cơ quan thi hành án dân sự được gửi theo một trong các phương thức sau đây:
a) Trực tiếp;
b) Qua đường bưu điện;
c) Qua thư điện tử;
d) Qua hệ thống đăng ký trực tuyến.
2. Việc trao đổi thông tin qua thư điện tử được thực hiện sau khi có văn bản thông báo địa chỉ thư điện tử chính thức của bộ phận làm đầu mối trao đổi, tiếp nhận thông tin. Văn bản điện tử là văn bản được số hóa từ văn bản gốc, có chữ ký và con dấu của cơ quan trao đổi thông tin, sử dụng định dạng tệp dữ liệu theo chuẩn kỹ thuật (PDF).
Theo đó người có yêu cầu có thể yêu cầu cung cấp thông tin về đăng ký biện pháp bảo đảm thông qua các hình thức:
- Trực tiếp;
- Qua đường bưu điện;
- Qua thư điện tử;
- Qua hệ thống đăng ký trực tuyến.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?