Lý do lấy ngày 9/11 là Ngày Pháp luật Việt Nam? Người lao động có được nghỉ làm hưởng lương vào ngày 9/11 Ngày Pháp luật Việt Nam không?
Lý do lấy ngày 9/11 là Ngày Pháp luật Việt Nam?
Căn cứ Điều 8 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 quy định như sau:
Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Ngày 09 tháng 11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội.
Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Và theo hướng dẫn tại Điều 5 Nghị định 28/2013/NĐ-CP quy định về Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như sau:
Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Ngày Pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngày Pháp luật) được tổ chức hằng năm vào ngày 09 tháng 11, bảo đảm thiết thực, hiệu quả.
Nội dung, hình thức và trách nhiệm tổ chức Ngày Pháp luật được thực hiện theo quy định tại Điều 6 và Điều 7 Nghị định này.
Như vậy, theo các quy định trên thì Ngày 9/11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Lý do lấy ngày 9/11 là Ngày Pháp luật Việt Nam?
Lý do lấy ngày 9/11 là Ngày Pháp luật Việt Nam vì vào ngày 9 tháng 11 năm 1946, bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. Đây là một sự kiện chính trị - pháp lý có ý nghĩa đặc biệt quan trọng mở đầu con đường phát triển mới của lịch sử lập hiến của đất nước ta.
Do đó, ngày 9/11, ngày ban hành Hiến pháp đầu tiên được Quốc hội xác định là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 được ban hành ngày 20 tháng 6 năm 2012.
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!
Lý do lấy ngày 9/11 là Ngày Pháp luật Việt Nam? Người lao động có được nghỉ làm hưởng lương vào ngày 9/11 Ngày Pháp luật Việt Nam không? (Hình từ Internet)
Người lao động có được nghỉ làm hưởng lương vào ngày 9/11 Ngày Pháp luật Việt Nam không?
Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về những ngày lễ, tết mà người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo đó, người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau:
- Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
- Tết Âm lịch: 05 ngày;
- Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
- Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
- Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
Như vậy, ngày 9/11 không thuộc các ngày lễ, tết mà người lao động được nghỉ làm hưởng lương nêu trên.
Tuy nhiên, người lao động có thể xin nghỉ phép có hưởng lương theo diện phép năm vào ngày này. Hoặc nghỉ việc riêng có hưởng lương theo quy định tại khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 gồm:
- Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
- Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
Lưu ý: Người lao động khi nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương thuộc các trường hợp trên thì cần phải thông báo với người sử dụng lao động.
Ngày Pháp luật Việt Nam 9/11 hằng năm có tổ chức vận động nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 28/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Nội dung, hình thức tổ chức Ngày Pháp luật
1. Ngày Pháp luật được tổ chức với các nội dung sau đây:
a) Khẳng định vị trí, vai trò của Hiến pháp, pháp luật trong quản lý nhà nước và đời sống xã hội;
b) Giáo dục cán bộ, công chức, viên chức và người dân ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; ý thức bảo vệ pháp luật; lợi ích của việc chấp hành pháp luật;
c) Tuyên truyền, phổ biến các quy định của Hiến pháp, pháp luật thiết thực với đời sống của nhân dân, gắn với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị;
d) Vận động nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật;
đ) Biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong xây dựng pháp luật, thực thi pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, gương người tốt, việc tốt trong thực hiện pháp luật;
e) Nội dung khác theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
...
Như vậy chiếu theo quy định trên thì hoạt động vận động nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật là một trong những nội dung được tổ chức vào Ngày Pháp luật Việt Nam 9/11 hằng năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?