Ly hôn có phải cấp dưỡng cho con riêng của vợ/chồng không? Mức cấp dưỡng được pháp luật quy định như thế nào?
Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
"Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con."
Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng mà không còn chung sống với mình nữa.
Sau khi ly hôn, cha, mẹ có quyền và nghĩa vụ với con của mình như sau:
- Vợ chồng có thể thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con. Nếu không thỏa thuận được thì sẽ do Tòa án quyết định;
- Con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con để quyết định người trực tiếp nuôi con;
- Giao cho mẹ trực tiếp nuôi con dưới 36 tháng tuổi trừ khi người mẹ không đủ điều kiện nuôi con hoặc có thỏa thuận khác;
- Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con, được thăm nom con mà không ai được cản trở và không gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của con…
Ly hôn có phải cấp dưỡng cho con riêng của vợ/chồng không?
Ly hôn có phải cấp dưỡng cho con riêng của vợ/chồng không?
Tại Điều 79 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, cha dượng, mẹ kế khi sống chung với con riêng của bên kia thì phải có quyền và nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục:
- Yêu thương, chăm lo việc học tập, giáo dục con;
- Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con;
- Giáo dục con, chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập…
"Điều 79. Quyền, nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc của chồng
1. Cha dượng, mẹ kế có quyền và nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con riêng của bên kia cùng sống chung với mình theo quy định tại các điều 69, 71 và 72 của Luật này.
2. Con riêng có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng cha dượng, mẹ kế cùng sống chung với mình theo quy định tại Điều 70 và Điều 71 của Luật này."
Theo quy định nêu trên, cha dượng, mẹ kế chỉ có quyền và nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con riêng của bên kia khi con riêng cùng sống chung với mình.
Mà khi đã ly hôn, thì con riêng chắc chắn không còn sống chung với cha dượng hoặc mẹ kế nữa. Do đó, quyền và nghĩa vụ giữa cha dượng, mẹ kế với con riêng của bên kia không còn tồn tại.
Không chỉ vậy, pháp luật chỉ đặt ra quy định về cấp dưỡng sau khi ly hôn giữa cha mẹ và con mà không quy định về quyền và nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế với con riêng của bên kia.
Ngoài ra, khi vợ của anh ly hôn với chồng cũ thì cháu bé ở với ông bà ngoại, nghĩa là vợ anh là người trực tiếp nuôi con và cháu bé đã được cấp dưỡng bởi chồng cũ của vợ anh.
Hiện tại, anh đang sống cùng với con riêng của vợ anh thì khi hai anh chị ly hôn, quan hệ sống chung này sẽ chấm dứt. Lúc này, anh không còn nghĩa vụ phải chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục cũng như cấp dưỡng cho con riêng của vợ nữa.
Mức cấp dưỡng được pháp luật quy định như thế nào?
Theo khoản 24 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có thể hiểu cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này.
Căn cứ theo Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định mức cấp dưỡng nuôi con như sau:
- Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
- Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương pháp xác định mức sử dụng năng lượng trong các cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa từ ngày 1/4/2025 ra sao?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh Bảng A thế nào?
- Quà tết tặng cho nhân viên, người lao động có chịu thuế thu nhập cá nhân không? Cách tính số thuế từ quà tặng?
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?