Ly hôn khác ly thân như thế nào? Đang ly thân thì có thể đăng ký kết hôn với người khác theo quy định hiện nay không?
Ly hôn khác ly thân như thế nào?
Nhiều người vẫn thường sử dụng bừa bãi từ “ly thân” và “ly hôn” trong đời sống nhưng lại không hiểu rõ bản chất của cụm từ đấy.
Hiện nay, trong tất cả các văn bản pháp luật về hôn nhân và gia đình không có khái niệm ly thân. Đây chỉ là cách gọi thông thường và là sự hiểu nhầm của các cặp vợ chồng. Có thể hiểu, ly thân là việc 2 vợ chồng không còn chung sống cùng nhau, mỗi người có một cuộc sống riêng.
Về ly hôn, căn cứ khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, có giải thích:
- Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Từ quy định trên ta có thể phân biệt ly hôn khác ly thân như sau:
- Thứ nhất, ly hôn khác với ly thân khi được quy định rõ về định nghĩa trong quy định của pháp luật Việt Nam.
- Thứ hai, ly thân khác ly hôn khi nó không được pháp luật công nhận. Do đó, ly thân không làm chấm dứt các quan hệ pháp lý mà cụ thể ở đây là quan hệ vợ chồng.
Đang ly thân thì có thể đăng ký kết hôn với người khác không (Hình từ Internet)
Đang ly thân thì có thể đăng ký kết hôn với người khác không?
Căn cứ cứ Điều 57 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định như sau:
- Quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
- Tòa án đã giải quyết ly hôn phải gửi bản án, quyết định ly hôn đã có hiệu lực pháp luật cho cơ quan đã thực hiện việc đăng ký kết hôn để ghi vào sổ hộ tịch; hai bên ly hôn; cá nhân, cơ quan, tổ chức khác theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự và các luật khác có liên quan.
Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình như sau:
Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình
1. Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định của Luật này được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
2. Cấm các hành vi sau đây:
a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;
e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;
g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;
h) Bạo lực gia đình;
i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.
Theo các quy định trên, vì trong thời gian ly thân hai người vẫn là vợ chồng với nhau nên nếu như vợ hoặc chồng có quan hệ tình cảm với một người khác, chung sống như vợ chồng với người khác thì được coi là ngoại tình, vi phạm chuẩn mực đạo đức, chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam. Đây là một trong những hành vi đã bị pháp luật nghiêm cấm.
Do đó, nếu như chị đang ly thân thì không thể đăng ký kết hôn với người khác.
Người đang ly thân mà muốn ly hôn thì cần các bảo đảm các điều kiện gì?
Căn cứ Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về người đang ly thân mà muốn ly hôn thì cần các bảo đảm các điều kiện như sau:
- Đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con
Nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.
Đối với đơn phương ly hôn, theo Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
Trường hợp vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu đáp ứng đủ các điều kiện dưới đây:
- Hòa giải tại tòa án không thành;
- Có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
Lưu ý một số trường hợp đặc biệt:
- Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
- Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn của cha, mẹ, người thân thích khác của người bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điều lệ Đảng là gì? 06 nội dung cơ bản của nguyên tắc tập trung dân chủ tại Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam?
- Sáp nhập các ban Đảng như thế nào? Phương án sắp xếp, sáp nhập các cơ quan Đảng Trung ương ra sao?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng là gì? 03 hình thức khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng?
- Queen never cry là gì? Đu trend Queen never cry (Nữ hoàng không bao giờ khóc) trên mạng xã hội cần lưu ý điều gì?
- Công điện 124/2024 tăng cường đôn đốc thu ngân sách nhà nước đối với các khoản thu liên quan đến đất đai trong tháng cuối năm 2024 thế nào?