Mã QR hồ sơ thủ tục hành chính là gì? Mã QR trong quá trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính được in ở đâu?
Mã QR hồ sơ thủ tục hành chính là gì?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 3 Thông tư 01/2023/TT-VPCP có giải thích mã QR hồ sơ thủ tục hành chính là mã vạch hai chiều được sử dụng để tra cứu tình trạng xử lý hồ sơ hoặc thanh toán hồ sơ trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia hoặc Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh.
Mã QR hồ sơ thủ tục hành chính (Hình từ Internet)
Mã QR trong quá trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính được in ở đâu?
Mã QR trong quá trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính được quy định tại khoản 2 Điều 26 Thông tư 01/2023/TT-VPCP có quy định như sau:
Áp dụng mã QR trong quá trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính
1. Việc áp dụng cung cấp mã QR trong tiếp nhận thủ tục hành chính phải bảo đảm theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7322:2009 (ISO/IEC 18004:2006) về Công nghệ thông tin - Kỹ thuật phân định và thu nhận dữ liệu tự động - Yêu cầu kỹ thuật đối với mã hình QR code 2005.
2. Mã QR được in ở góc trên bên trái của các giấy tờ được xuất bản từ dữ liệu của Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh cho tổ chức, cá nhân cung cấp các dữ liệu tối thiểu sau:
a) Mã số hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính;
b) Mã thủ tục hành chính;
c) Mã định danh của tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính;
d) Tên giấy tờ được xuất bản;
đ) Tên hệ thống thông tin cung cấp dữ liệu;
e) Thời điểm xuất bản;
g) Trường hợp là Giấy tiếp nhận và hẹn trả kết quả, mã QR có cung cấp thêm dữ liệu về ngày hẹn trả kết quả;
h) Trường hợp là Kết quả giải quyết thủ tục hành chính, mã QR có cung cấp thêm dữ liệu về thời hạn, phạm vi có hiệu lực (nếu có).
Như vậy, theo quy định trên thì mã QR trong quá trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính được in ở góc trên bên trái của các giấy tờ được xuất bản từ dữ liệu của Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh cho tổ chức, cá nhân cung cấp các dữ liệu tối thiểu sau:
- Mã số hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính;
- Mã thủ tục hành chính;
- Mã định danh của tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính;
- Tên giấy tờ được xuất bản;
- Tên hệ thống thông tin cung cấp dữ liệu;
- Thời điểm xuất bản;
- Trường hợp là Giấy tiếp nhận và hẹn trả kết quả, mã QR có cung cấp thêm dữ liệu về ngày hẹn trả kết quả;
- Trường hợp là Kết quả giải quyết thủ tục hành chính, mã QR có cung cấp thêm dữ liệu về thời hạn, phạm vi có hiệu lực (nếu có).
Việc rà soát quy trình thực hiện thủ tục hành chính được thực hiện dựa vào đâu?
Việc rà soát quy trình thực hiện thủ tục hành chính được thực hiện dựa vào đâu, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư 01/2023/TT-VPCP có quy định như sau:
Rà soát quy trình thực hiện thủ tục hành chính
1. Căn cứ trên danh mục thủ tục hành chính được phê duyệt, cơ quan, đơn vị thực hiện chức năng kiểm soát thủ tục hành chính phối hợp các cơ quan, đơn vị chuyên môn tiến hành rà soát quy trình thực hiện thủ tục hành chính theo hai loại là thủ tục hành chính đơn lẻ và nhóm thủ tục hành chính liên thông.
2. Việc rà soát quy trình thực hiện thủ tục hành chính dựa trên trình tự thực hiện của thủ tục hành chính hoặc nhóm thủ tục hành chính liên thông và trách nhiệm, nội dung công việc cụ thể cần thực hiện của từng cơ quan, đơn vị liên quan tham gia trong trình tự thực hiện.
3. Đối với thủ tục hành chính đơn lẻ, cơ quan rà soát quy trình xây dựng sơ đồ tổng thể qua các bước sau:
a) Nghiên cứu quy định thủ tục hành chính để xác định trình tự các bước cần thực hiện của thủ tục hành chính từ khi tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính nộp hồ sơ đến khi nhận kết quả giải quyết;
b) Xác định các cơ quan, đơn vị, cá nhân tham gia trong quá trình tiếp nhận, xử lý hồ sơ, trả kết quả và trách nhiệm, nội dung cần thực hiện cụ thể;
c) Xây dựng và hoàn thiện sơ đồ.
4. Đối với nhóm thủ tục hành chính liên thông, cơ quan rà soát lập sơ đồ tổng thể qua các bước sau:
a) Xác định thứ tự và mối liên hệ giữa các thủ tục hành chính trong nhóm và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị đối với từng thủ tục hành chính;
b) Xác định trình tự thực hiện hiện tại của từng thủ tục hành chính đơn lẻ trong nhóm;
c) Xây dựng và hoàn thiện sơ đồ.
Như vậy, theo quy định trên thì việc rà soát quy trình thực hiện thủ tục hành chính dựa trên trình tự thực hiện của thủ tục hành chính hoặc nhóm thủ tục hành chính liên thông và trách nhiệm, nội dung công việc cụ thể cần thực hiện của từng cơ quan, đơn vị liên quan tham gia trong trình tự thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?