Mã số doanh nghiệp có phải là mã số thuế không? Cấu trúc mã số thuế hiện nay được quy định như thế nào?
Mã số doanh nghiệp có phải là mã số thuế không?
Theo khoản 1 Điều 8 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về mã số doanh nghiệp của doanh nghiệp như sau:
Mã số doanh nghiệp, mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, mã số địa điểm kinh doanh
1. Mỗi doanh nghiệp được cấp một mã số duy nhất gọi là mã số doanh nghiệp. Mã số này đồng thời là mã số thuế và mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp.
...
Căn cứ trên quy định mỗi doanh nghiệp được cấp một mã số duy nhất gọi là mã số doanh nghiệp. Mã số doanh nghiệp đồng thời là mã số thuế của doanh nghiệp.
Mã số doanh nghiệp có phải là mã số thuế không? Cấu trúc mã số thuế hiện nay được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Mã số doanh nghiệp được tạo tự động bởi hệ thống nào?
Theo khoản 3 Điều 8 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về mã số doanh nghiệp của doanh nghiệp như sau:
Mã số doanh nghiệp, mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, mã số địa điểm kinh doanh
...
2. Mã số doanh nghiệp tồn tại trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp và không được cấp lại cho tổ chức, cá nhân khác. Khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động thì mã số doanh nghiệp chấm dứt hiệu lực.
3. Mã số doanh nghiệp được tạo, gửi, nhận tự động bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Hệ thống thông tin đăng ký thuế và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
4. Cơ quan quản lý nhà nước thống nhất sử dụng mã số doanh nghiệp để thực hiện công tác quản lý nhà nước và trao đổi thông tin về doanh nghiệp.
5. Mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp được cấp cho chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp. Mã số này đồng thời là mã số thuế của chi nhánh, văn phòng đại diện.
6. Mã số địa điểm kinh doanh là mã số gồm 5 chữ số được cấp theo số thứ tự từ 00001 đến 99999. Mã số này không phải là mã số thuế của địa điểm kinh doanh.
7. Trường hợp doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện bị chấm dứt hiệu lực mã số thuế do vi phạm pháp luật về thuế thì doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện không được sử dụng mã số thuế trong các giao dịch kinh tế kể từ ngày Cơ quan thuế thông báo công khai về việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
8. Đối với các chi nhánh, văn phòng đại diện đã thành lập trước ngày 01 tháng 11 năm 2015 nhưng chưa được cấp mã số đơn vị phụ thuộc, doanh nghiệp liên hệ trực tiếp với Cơ quan thuế để được cấp mã số thuế 13 số, sau đó thực hiện thủ tục thay đổi nội dung đăng ký hoạt động tại Cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định.
9. Đối với các doanh nghiệp đã được thành lập và hoạt động theo Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương, Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán, mã số doanh nghiệp là mã số thuế do Cơ quan thuế đã cấp cho doanh nghiệp.
Theo đó, mã số doanh nghiệp được tạo tự động bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Hệ thống thông tin đăng ký thuế.
Cấu trúc mã số thuế hiện nay được quy định như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 105/2020/TT-BTC hướng dẫn về đăng ký thuế quy định như sau:
Cấu trúc mã số thuế
1. Cấu trúc mã số thuế
N1N2 N3N4N5N6N7N8N9 N10 - N11N12N13
Trong đó:
- Hai chữ số đầu N1N2 là số phân khoảng của mã số thuế.
- Bảy chữ số N3N4N5N6N7N8N9 được quy định theo một cấu trúc xác định, tăng dần trong khoảng từ 0000001 đến 9999999.
- Chữ số N10 là chữ số kiểm tra.
- Ba chữ số N11N12N13 là các số thứ tự từ 001 đến 999.
2. Mã số doanh nghiệp, mã số hợp tác xã, mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, hợp tác xã được cấp theo quy định của pháp luật về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã là mã số thuế.
3. Phân loại cấu trúc mã số thuế
a) Mã số thuế 10 chữ số được sử dụng cho doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức có tư cách pháp nhân hoặc tổ chức không có tư cách pháp nhân nhưng trực tiếp phát sinh nghĩa vụ thuế; đại diện hộ gia đình, hộ kinh doanh và cá nhân khác (sau đây gọi là đơn vị độc lập).
b) Mã số thuế 13 chữ số và dấu gạch ngang (-) dùng để phân tách giữa 10 số đầu và 3 số cuối được sử dụng cho đơn vị phụ thuộc và các đối tượng khác.
...
Theo đó, cấu trúc mã số thuế được quy định như sau:
N1N2 N3N4N5N6N7N8N9 N10 - N11N12N13
Trong đó:
- Hai chữ số đầu N1N2 là số phân khoảng của mã số thuế.
- Bảy chữ số N3N4N5N6N7N8N9 được quy định theo một cấu trúc xác định, tăng dần trong khoảng từ 0000001 đến 9999999.
- Chữ số N10 là chữ số kiểm tra.
- Ba chữ số N11N12N13 là các số thứ tự từ 001 đến 999.
- Dấu gạch ngang (-) là ký tự để phân tách nhóm 10 chữ số đầu và nhóm 3 chữ số cuối.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi quyết định của Tòa án không xác định thời gian ngừng hoạt động của dự án đầu tư thì tổng thời gian được tính thế nào?
- Mức phạt lỗi che biển số xe máy, xe ô tô năm 2025 là bao nhiêu? Lỗi che biển số xe bị trừ bao nhiêu điểm GPLX?
- Ý kiến về việc học sinh cần kính trọng biết ơn người lao động? Viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Phụ lục VIII Mẫu biên bản lấy lời khai tai nạn lao động dùng để lấy lời khai của những ai? Tải mẫu biên bản lấy lời khai?
- Trong tố tụng hình sự, mẫu biên bản về việc giao, nhận hồ sơ vụ án và bản cáo trạng là mẫu nào? Tải mẫu?