Mã số tân trang được cấp cho ai? Chủ sở hữu nhãn hiệu nộp hồ sơ đề nghị cấp mã số tân trang bằng hình thức nào?
Mã số tân trang được cấp cho ai?
Mã số tân trang được cấp cho ai, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 77/2023/NĐ-CP có quy định như sau:
Mã số tân trang
1. Mã số tân trang là mã định danh do Bộ Công Thương cấp cho doanh nghiệp tân trang hoặc chủ sở hữu nhãn hiệu là tổ chức.
2. Mã số tân trang được cấp cho doanh nghiệp tân trang hoặc chủ sở hữu nhãn hiệu chứng minh được năng lực tân trang, chế độ bảo hành và quyền sử dụng nhãn hiệu theo quy định tại Nghị định này.
3. Mã số tân trang có thời hạn hiệu lực tối đa là 5 năm kể từ ngày cấp.
Như vậy, theo quy định trên thì mã số tân trang được cấp cho doanh nghiệp tân trang hoặc chủ sở hữu nhãn hiệu chứng minh được năng lực tân trang, chế độ bảo hành và quyền sử dụng nhãn hiệu theo quy định.
Mã số tân trang được cấp cho ai? Chủ sở hữu nhãn hiệu nộp hồ sơ đề nghị cấp mã số tân trang bằng hình thức nào? (Hình từ Internet)
Chủ sở hữu nhãn hiệu nộp hồ sơ đề nghị cấp mã số tân trang bằng hình thức nào?
Chủ sở hữu nhãn hiệu nộp hồ sơ đề nghị cấp mã số tân trang bằng hình thức được quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 77/2023/NĐ-CP như sau:
Hồ sơ cấp Mã số tân trang
1. Doanh nghiệp tân trang hoặc chủ sở hữu nhãn hiệu (sau đây gọi là doanh nghiệp đề nghị) gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Mã số tân trang qua đường bưu điện (hoặc trực tuyến, nếu có áp dụng) tới Bộ Công Thương.
2. Hồ sơ đề nghị cấp Mã số tân trang bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Mã số tân trang theo mẫu tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này (01 bản chính).
b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp đề nghị hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương (01 bản sao kèm 01 bản dịch tiếng Việt nếu ngôn ngữ sử dụng tại bản sao không phải là tiếng Việt, cả 2 bản được xác thực bởi doanh nghiệp đề nghị).
c) Tài liệu thuyết minh năng lực tân trang, được lập cho từng mã hàng hóa tân trang đăng ký nhập khẩu vào Việt Nam (01 bản chính bằng tiếng Anh và 01 bản dịch tiếng Việt, cả 2 bản được ký bởi người ký Đơn đề nghị cấp Mã số tân trang).
d) Tài liệu thuyết minh việc hàng hóa tân trang đáp ứng được quy tắc xuất xứ theo Hiệp định CPTPP, được lập cho từng mã hàng hóa tân trang đăng ký nhập khẩu vào Việt Nam (01 bản chính bằng tiếng Anh và 01 bản dịch tiếng Việt, cả 2 bản được ký bởi người ký Đơn đề nghị cấp Mã số tân trang).
đ) Bản cam kết dành chế độ bảo hành, bảo dưỡng cho hàng hóa tân trang tương tự như chế độ bảo hành, bảo dưỡng dành cho chính loại hàng hóa đó khi chưa qua sử dụng, được lập cho từng mã hàng hóa tân trang đăng ký nhập khẩu vào Việt Nam (01 bản chính bằng tiếng Anh và 01 bản dịch tiếng Việt, cả 2 bản được ký bởi người ký Đơn đề nghị cấp Mã số tân trang).
e) Văn bản của chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép hàng hóa tân trang được sử dụng nhãn hiệu của hàng hóa ban đầu hoặc được sử dụng cho hàng hóa mà mình sở hữu nhãn hiệu trong trường hợp hàng hóa tân trang là chi tiết, linh kiện, phụ tùng thay thế (01 bản chính bằng tiếng Anh và 01 bản dịch tiếng Việt, cả 2 bản được ký bởi đại diện có thẩm quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu).
Như vậy, theo quy định trên thì chủ sở hữu nhãn hiệu nộp hồ sơ đề nghị cấp mã số tân trang qua đường bưu điện (hoặc trực tuyến, nếu có áp dụng) tới Bộ Công Thương.
Chủ sở hữu nhãn hiệu cung cấp thông tin không đúng trong hồ sơ đề nghị cấp mã số tân trang thì có bị thu hồi mã số tân trang không?
Chủ sở hữu nhãn hiệu cung cấp thông tin không đúng trong hồ sơ đề nghị cấp mã số tân trang thì có bị thu hồi mã số tân trang không, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 77/2023/NĐ-CP như sau:
Đình chỉ, thu hồi Mã số tân trang
1. Bộ Công Thương thu hồi Mã số tân trang trong những trường hợp sau:
a) Doanh nghiệp đề nghị cấp Mã số tân trang cung cấp thông tin không đúng trong hồ sơ đề nghị cấp Mã số tân trang, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình thẩm định và cấp Mã số tân trang.
b) Doanh nghiệp được cấp Mã số tân trang không thực hiện thủ tục sửa đổi, bổ sung thông tin theo quy định trong vòng 30 ngày kể từ ngày Mã số tân trang bị đình chỉ hiệu lực theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều này.
c) Doanh nghiệp được cấp Mã số tân trang không duy trì được năng lực tân trang, chế độ bảo hành hoặc quyền sử dụng nhãn hiệu như đã trình bày tại hồ sơ đề nghị cấp Mã số tân trang.
d) Hàng hóa tân trang do doanh nghiệp được cấp Mã số tân trang đăng ký nhập khẩu vào Việt Nam vi phạm một cách có hệ thống các quy định nêu tại điểm c khoản 1 Điều 5 Nghị định này.
đ) Doanh nghiệp đề nghị cấp Mã số tân trang hoặc doanh nghiệp được cấp Mã số tân trang không hợp tác trong quá trình kiểm tra thực tế cơ sở tân trang hoặc thẩm định lại năng lực của doanh nghiệp được cấp Mã số tân trang.
e) Doanh nghiệp được cấp Mã số tân trang hoặc cơ sở bảo hành, bảo dưỡng từ chối việc bảo hành, bảo dưỡng hàng hóa tân trang.
g) Theo đề nghị của doanh nghiệp được cấp Mã số tân trang.
h) Doanh nghiệp được cấp Mã số tân trang giải thể, phá sản hoặc bị cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương.
…
Như vậy, theo quy định trên thì chủ sở hữu nhãn hiệu cung cấp thông tin không đúng trong hồ sơ đề nghị cấp Mã số tân trang gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình thẩm định và cấp Mã số tân trang thì có thể bị Bộ Công Thương thu hồi Mã số tân trang.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành phần hồ sơ trong dịch vụ thông tin tín dụng là bản sao không có chứng thực thì công ty tín dụng có trách nhiệm gì?
- Soft OTP là gì? Soft OTP có mấy loại? Soft OTP phải đáp ứng yêu cầu gì theo Thông tư 50 2024?
- Bài phát biểu của Ủy viên Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh tại ngày kỷ niệm thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam hay, ý nghĩa?
- Mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm mới nhất? Tải về mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm ở đâu?
- Danh sách 5 bộ được đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động theo phương án tinh gọn bộ máy mới nhất?