Mã số tiêu chuẩn quốc tế cho xuất bản phẩm nhiều kỳ (Mã số ISSN) là gì? Cấu trúc của Mã số ISSN?
Mã số tiêu chuẩn quốc tế cho xuất bản phẩm nhiều kỳ (Mã số ISSN) là gì?
Mã số ISSN được quy định tại Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6381:2015 (ISO 3297:2007) về Thông tin và tư liệu – Mã số tiêu chuẩn quốc tế cho xuất bản phẩm nhiều kỳ (ISSN) như sau:
Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này, sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau đây.
...
2.2. Xuất bản phẩm nhiều kỳ (serial)
Nguồn tin tiếp tục được xuất bản thành một loạt các số hoặc phần riêng biệt kế tiếp, thường được đánh số, biết trước khi nào mới kết thúc.
VÍ DỤ: Tạp chí khoa học, tạp chí, tạp chí điện tử, danh bạ tiếp tục, báo cáo thường niên, báo, tùng thư chuyên khảo và cũng có những tạp chí, báo, bản tin có thời hạn nếu không thì có tất cả các đặc điểm của xuất bản phẩm nhiều kỳ (như bản tin về một sự kiện).
CHÚ THÍCH: Thuật ngữ publication en série là xuất bản phẩm nhiều kỳ.
...
2.4. ISSN
Mã số tiêu chuẩn quốc tế cho xuất bản phẩm nhiều kỳ (International standard serial number)
Dãy số gồm tám chữ số kể cả chữ số kiểm tra và được đặt sau tiền tố ISSN, do Mạng ISSN cấp cho một xuất bản phẩm nhiều kỳ.
CHÚ THÍCH: Thuật ngữ ISSN, Numéro international normalisé des publication en série là ISSN, Mã số tiêu chuẩn quốc tế cho xuất bản phẩm nhiều kỳ.
...
Theo đó, Mã số tiêu chuẩn quốc tế cho xuất bản phẩm nhiều kỳ (International standard serial number - Mã số ISSN) là dãy số gồm tám chữ số kể cả chữ số kiểm tra và được đặt sau tiền tố ISSN, do Mạng ISSN cấp cho một xuất bản phẩm nhiều kỳ.
Mã số tiêu chuẩn quốc tế cho xuất bản phẩm nhiều kỳ (Mã số ISSN) là gì? (Hình từ Internet)
Cấu trúc của Mã số tiêu chuẩn quốc tế cho xuất bản phẩm nhiều kỳ (Mã số ISSN)?
Cấu trúc của Mã số tiêu chuẩn quốc tế cho xuất bản phẩm nhiều kỳ được quy định tại Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6381:2015 (ISO 3297:2007) về Thông tin và tư liệu – Mã số tiêu chuẩn quốc tế cho xuất bản phẩm nhiều kỳ (ISSN), cụ thể như sau:
- Mã số ISSN bao gồm tám chữ số là các số Ảrập từ 0 đến 9, trừ số cuối cùng (vị trí cuối cùng, đầu tiên bên phải) có thể sử dụng chữ X viết hoa. Chữ số cuối cùng là số kiểm tra. Số kiểm tra cần được tính trên cơ sở môđun 11 với trọng số từ 8 đến 2, dùng X thay thế cho 10 khi số kiểm tra bằng 10.
- Vì số ISSN thường giống như các mã dùng cho các mục đích khác, chẳng hạn mã số Sách chuẩn quốc tế (ISBN) hoặc các số kiểm soát vị trí, nên cần có dấu hiệu đặc biệt khi trình bày chúng dưới dạng viết hoặc in. Do đó, số ISSN phải đặt sau tiền tố ISSN và một khoảng cách, và được hiển thị thành hai nhóm, mỗi nhóm gồm bốn số, được phân cách bằng một dấu gạch ngang.
Ví dụ: ISSN 0251-1479
ISSN 1050-124X
Mã số tiêu chuẩn quốc tế cho xuất bản phẩm nhiều kỳ (Mã số ISSN) phải được in ở vị trí nào?
Theo tiểu mục 7.1 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6381:2015 (ISO 3297:2007) về Thông tin và tư liệu – Mã số tiêu chuẩn quốc tế cho xuất bản phẩm nhiều kỳ (ISSN) quy định thì Mã số ISSN phải được trình bày thành 2 nhóm bốn chữ số phân cách nhau bởi dấu vạch ngang và phải luôn luôn đứng sau tiền tố ISSN và một khoảng cách.
- Mã số ISSN phải được in ở vị trí nổi bật trên hoặc trong số đầu tiên và trên hoặc trong mỗi số tiếp theo của xuất bản phẩm nhiều kỳ; hoặc trên hoặc trong mỗi lần lặp lại của nguồn tin tích hợp tiếp tục.
- Nếu một nguồn tin mang một mã số ISSN cũng như mã số chuẩn khác, ví dụ mã số ISBN cho 1 tập của một tùng thư, hai mã số này phải cùng xuất hiện và mỗi mã số phải được phân biệt bởi tiền tố riêng của chúng: “ISSN” và “ISBN” hoặc tiền tố thích hợp khác.
- Khi một nguồn tin tiếp tục đơn lẻ có từ 2 mã số ISSN trong mối quan hệ với các nhan đề nguồn tin tiếp tục khác, ví dụ các nhan đề của tùng thư chính và các tùng thư phụ của nó, mỗi mã số ISSN phải xuất hiện trên nguồn tin tiếp tục này và mỗi mã số phải được phân biệt bằng cách thêm nhan đề viết tắt hoặc đầy đủ trong ngoặc đơn sau chỉ số thích hợp, hoặc bằng cách in mỗi ISSN càng gần nhan đề có liên quan càng tốt.
- Khi mỗi nguồn tin tiếp tục chứa các nguồn tin tiếp tục khác ví dụ phần lồng thêm (phần chèn) có một trang nhan đề riêng, mã số ISSN cho phần bổ sung sẽ được in trên trang nhan đề của nó, hoặc ở một vị trí thích hợp khác trên phần lồng thêm này.
- Khi xuất bản phẩm nhiều kỳ hoặc các nguồn tin tiếp tục xuất bản trên các vật mang khác nhau được gán các mã số ISSN và nhan đề khóa khác nhau, mã số ISSN liên quan cũng có thể được hiển thị trên hoặc trong xuất bản phẩm nhiều kỳ hoặc trên các nguồn tin tiếp tục khác, mỗi ISSN có thông tin phân biệt bổ sung.
Ví dụ:
ISSN 1502-6865 (trực tuyến)
ISSN 1063-7710 (In)
Hoặc
Phiên bản trực tuyến ISSN 1502-6865
Phiên bản in ISSN 1063-7710
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- QCVN 01-1:2018/BYT còn hiệu lực không? Thông tư 41/2018/TT-BYT còn hiệu lực không? Toàn văn QCVN 01-1:2024/BYT?
- Mức phạt lỗi độ pô 2025 đối với xe máy theo Nghị định 168 là bao nhiêu? Lỗi độ pô xe máy có bị trừ điểm giấy phép lái xe không?
- Cách tính điểm trung bình môn học kỳ 1 chương trình mới năm học 2024 2025 như thế nào? File excel tính điểm trung bình môn học kỳ 1?
- Toàn bộ chế độ chính sách với cán bộ công chức viên chức khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 tại Nghị định 178 năm 2024?
- Việc thực hiện chế độ chính sách đối với người làm việc tại hội có nằm trong khoản chi của hội không?