Mã vạch Việt Nam có được chuyển nhượng cho công ty khác hay không? Chuyển nhượng mã vạch Việt Nam trái quy định bị phạt thế nào?
Mã vạch Việt Nam có được chuyển nhượng cho công ty khác hay không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 19b được bổ sung vào Chương 2 Nghị định 132/2008/NĐ-CP bởi khoản 9 Điều 1 Nghị định 74/2018/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm của tổ chức sử dụng mã số, mã vạch
1. Đối với tổ chức sử dụng mã số, mã vạch theo chuẩn của tổ chức mã số, mã vạch quốc tế GS1 và có tiền tố mã quốc gia Việt Nam “893”:
a) Đăng ký sử dụng mã số, mã vạch với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
b) Tạo và gắn mã số, mã vạch cho các đối tượng thuộc quyền sở hữu của tổ chức theo quy định;
c) Khai báo, cập nhật và cung cấp thông tin liên quan về tổ chức và các đối tượng sử dụng mã số, mã vạch với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và các bên liên quan trong chuỗi cung ứng;
d) Chịu trách nhiệm về tính đơn nhất của mã số, mã vạch khi sử dụng và không buôn bán sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng mã số, mã vạch theo quy định của pháp luật;
đ) Không bán, chuyển nhượng quyền sử dụng mã số, mã vạch cho tổ chức khác;
e) Trường hợp ủy quyền cho đối tác liên doanh hoặc gia công, chế biến sử dụng mã số, mã vạch phải có văn bản ủy quyền;
g) Nộp phí cấp và phí duy trì quyền sử dụng mã số, mã vạch theo quy định;
h) Thực hiện đăng ký cấp mới hoặc cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số, mã vạch;
i) Thông báo bằng văn bản và nộp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số, mã vạch cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khi tổ chức không có nhu cầu sử dụng mã số, mã vạch hoặc chấm dứt hoạt động.
Theo quy định trên thì không được bán, chuyển nhượng mã vạch Việt Nam cho công ty khác, bên công ty kia phải tự đăng ký mã vạch khác.
Mã vạch Việt Nam có được chuyển nhượng cho công ty khác hay không? Chuyển nhượng mã vạch Việt Nam trái quy định bị phạt thế nào?
Chuyển nhượng mã vạch Việt Nam sẽ bị xử phạt như thế nào?
Về trường hợp chuyển nhượng mã vạch Việt Nam sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm c khoản 2 và khoản 6 Điều 32 Nghị định 119/2017/NĐ-CP (Được sửa đổi bởi khoản 59 Điều 2 Nghị định 126/2021/NĐ-CP) như sau:
Vi phạm quy định về sử dụng mã số mã vạch
...
2. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng mã số mã vạch có đầu mã Quốc gia Việt Nam (893) mà chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp quyền sử dụng mã số mã vạch;
b) Sử dụng mã số mã vạch đã bị thu hồi;
c) Bán, chuyển nhượng mã số mã vạch đã được cấp.
...
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa, loại bỏ và tiêu hủy mã số mã vạch vi phạm; buộc tiêu hủy hàng hóa trong trường hợp không thể tách rời mã số mã vạch vi phạm ra khỏi sản phẩm, hàng hóa đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này;
..."
Theo đó đối với việc chuyển nhượng mã vạch Việt Nam có thể bị phạt tiền từ 6 đến 10 triệu đồng và bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định trên.
Lưu ý: Tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 74/2018/NĐ-CP quy định mức phạt tiền trên chỉ áp đụng đối với tổ chức. Đối với cá nhân có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền được giảm đi một nửa.
Nhà nước quản lý mã vạch Việt Nam như thế nào?
Tại Điều 19a được bổ sung vào Chương 2 Nghị định 132/2008/NĐ-CP bởi khoản 9 Điều 1 Nghị định 74/2018/NĐ-CP quy định phân công của nhà nước về quản lý mã vạch như sau:
Phân công quản lý nhà nước về hoạt động mã số, mã vạch
1. Bộ Khoa học và Công nghệ giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về mã số, mã vạch và các công nghệ dựa trên nền tảng mã số, mã vạch, có nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Xây dựng chiến lược, chương trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn, quy chuẩn và các văn bản quy phạm pháp luật về mã số, mã vạch;
b) Hướng dẫn các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các tổ chức, cá nhân liên quan triển khai áp dụng mã số, mã vạch.
2. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng là cơ quan thường trực giúp Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện quản lý nhà nước về mã số, mã vạch, có nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Hướng dẫn áp dụng mã số, mã vạch, tổ chức phổ biến, triển khai áp dụng mã số, mã vạch theo tiêu chuẩn của Tổ chức mã số, mã vạch quốc tế GS1;
b) Cấp và quản lý các loại mã số, mã vạch của tổ chức mã số, mã vạch quốc tế GS1; quản lý và triển khai các dịch vụ do tổ chức mã số mã vạch quốc tế GS1 ủy quyền; khai thác tài nguyên và cơ sở dữ liệu mã số, mã vạch quốc gia;
c) Đại diện của Việt Nam tại tổ chức mã số, mã vạch quốc tế GS1 và thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế về mã số, mã vạch;
d) Thu, quản lý và sử dụng phí mã số, mã vạch theo quy định của pháp luật;
đ) Nghiên cứu phát triển ứng dụng, cung cấp các dịch vụ và giải pháp về mã số, mã vạch và các công nghệ khác liên quan;
e) Chủ trì thanh tra, kiểm tra, xử lý, giải quyết các khiếu nại, tố cáo về mã số, mã vạch.
3. Các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ triển khai ứng dụng mã số, mã vạch trong phạm vi, lĩnh vực được phân công quản lý.
4. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ và các cơ quan liên quan xây dựng quy định và hướng dẫn về thu, quản lý và sử dụng phí và lệ phí về mã số, mã vạch.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?