Mang hồ sơ giám định cho Viện Khoa học Hình sự Bộ Công an thì cần những giấy tờ gì? Trường hợp nào thì không được thực hiện giám định?
Khi thực hiện giám định tư pháp gồm những nguyên tắc gì?
Theo Điều 3 Luật Giám định tư pháp 2012 và khoản 2 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020 quy định về nguyên tắc thực hiện giám định tư pháp như sau:
“Điều 3. Nguyên tắc thực hiện giám định tư pháp
1. Tuân thủ pháp luật, tuân theo quy chuẩn chuyên môn và quy trình giám định.
2. Trung thực, chính xác, khách quan, vô tư, kịp thời.
3. Chỉ kết luận về chuyên môn những vấn đề trong phạm vi được yêu cầu.
4. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận giám định.”
Theo đó, khi thực hiện giám định tư pháp cần đảm bảo những nguyên tắc sau:
- Tuân thủ pháp luật, tuân theo quy chuẩn chuyên môn và quy trình giám định.
- Trung thực, chính xác, khách quan, vô tư, kịp thời.
- Chỉ kết luận về chuyên môn những vấn đề trong phạm vi được yêu cầu.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận giám định.
Trường hợp nào thì không được thực hiện giám định?
Trong giám định tư pháp thì hành vi nào bị cấm?
Theo Điều 6 Luật Giám định tư pháp 2012 và khoản 3 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020 quy định như sau:
“Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Từ chối đưa ra kết luận giám định tư pháp mà không có lý do chính đáng.
2. Cố ý đưa ra kết luận giám định tư pháp sai sự thật.
3. Cố ý kéo dài thời gian thực hiện giám định tư pháp hoặc lợi dụng việc trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp để gây khó khăn, cản trở hoạt động tố tụng.
4. Lợi dụng việc thực hiện giám định tư pháp để trục lợi.
5. Tiết lộ bí mật thông tin mà mình biết được khi tiến hành giám định tư pháp.
6. Xúi giục, ép buộc người giám định tư pháp đưa ra kết luận giám định tư pháp sai sự thật.
7. Can thiệp, cản trở việc thực hiện giám định của người giám định tư pháp.”
Theo đó, trong giám định tư pháp nghiêm cấm các hành vi:
- Từ chối đưa ra kết luận giám định tư pháp mà không có lý do chính đáng.
- Cố ý đưa ra kết luận giám định tư pháp sai sự thật.
- Cố ý kéo dài thời gian thực hiện giám định tư pháp hoặc lợi dụng việc trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp để gây khó khăn, cản trở hoạt động tố tụng.
- Lợi dụng việc thực hiện giám định tư pháp để trục lợi.
- Tiết lộ bí mật thông tin mà mình biết được khi tiến hành giám định tư pháp.
- Xúi giục, ép buộc người giám định tư pháp đưa ra kết luận giám định tư pháp sai sự thật.
- Can thiệp, cản trở việc thực hiện giám định của người giám định tư pháp.
Hồ sơ giám định mang cho Viện Khoa học Hình sự Bộ Công an thì cần những giấy tờ gì?
Theo khoản 1 Điều 33 Luật Giám định tư pháp 2012 quy định về hồ sơ giám định tư pháp, cụ thể:
“Điều 33. Hồ sơ giám định tư pháp
1. Hồ sơ giám định tư pháp do người thực hiện giám định tư pháp lập bao gồm:
a) Quyết định trưng cầu, văn bản yêu cầu giám định và tài liệu kèm theo (nếu có);
b) Biên bản giao, nhận hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định;
c) Văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định;
d) Bản ảnh giám định (nếu có);
đ) Kết luận giám định trước đó hoặc kết quả xét nghiệm, thực nghiệm giám định do người khác thực hiện (nếu có);
e) Tài liệu khác có liên quan đến việc giám định (nếu có);
g) Kết luận giám định tư pháp.
[...]”
Theo đó, hồ sơ giám định tư pháp do người thực hiện giám định tư pháp lập bao gồm:
- Quyết định trưng cầu, văn bản yêu cầu giám định và tài liệu kèm theo (nếu có);
- Biên bản giao, nhận hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định;
- Văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định;
- Bản ảnh giám định (nếu có);
- Kết luận giám định trước đó hoặc kết quả xét nghiệm, thực nghiệm giám định do người khác thực hiện (nếu có);
- Tài liệu khác có liên quan đến việc giám định (nếu có);
- Kết luận giám định tư pháp.
Trường hợp nào thì không được thực hiện giám định tư pháp?
Theo Điều 34 Luật Giám định tư pháp 2012 quy định như sau:
“Điều 34. Các trường hợp không được thực hiện giám định tư pháp
1. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không được thực hiện giám định tư pháp:
a) Thuộc một trong các trường hợp mà pháp luật về tố tụng quy định phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi;
b) Được trưng cầu giám định lại về cùng một nội dung trong vụ án, vụ việc mà mình đã thực hiện giám định, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Tổ chức thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không được thực hiện giám định tư pháp:
a) Có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, vụ việc theo quy định của pháp luật về tố tụng;
b) Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng tổ chức này có thể không khách quan, vô tư trong khi thực hiện giám định.”
Theo đó, người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không được thực hiện giám định tư pháp:
- Thuộc một trong các trường hợp mà pháp luật về tố tụng quy định phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi;
- Được trưng cầu giám định lại về cùng một nội dung trong vụ án, vụ việc mà mình đã thực hiện giám định, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Tổ chức thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không được thực hiện giám định tư pháp:
- Có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, vụ việc theo quy định của pháp luật về tố tụng;
- Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng tổ chức này có thể không khách quan, vô tư trong khi thực hiện giám định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?